H Ỏ I: Vườn ổi ruột đỏ nhà tôi không rõ tại sao khi trái gần chín thì bên trong lại xuất hiện một loại sâu giống như con giòi, dài khoảng nửa phân, màu trắng vàng, bò lúc nhúc và ăn phá nát phần ruột trái, làm cho trái bị thối và bị rụng hàng loạt. Có người nói giống ổi ruột đỏ thường hay bị như vậy và khuyên tôi nên thay bằng giống khác. Xin cho biết đó là loại sâu gì và cách phòng trị chúng? ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những câu hỏi thường gặp trong kĩ thuật trồng trọt - Phần 3
101
H Ỏ I: Vườn ổi ruột đỏ nhà tôi không rõ tại sao khi trái gần chín thì bên trong lại xuất hiện một loại sâu
giống như con giòi, dài khoảng nửa phân, màu trắng vàng, bò lúc nhúc và ăn phá nát phần ruột trái, làm
cho trái bị thối và bị rụng hàng loạt. Có người nói giống ổi ruột đỏ thường hay bị như vậy và khuyên tôi
nên thay bằng giống khác. Xin cho biết đó là loại sâu gì và cách phòng trị chúng?
(Nguyễn Bá Thảnh huyện Thống Nhất, Đồng Nai)
Đ Á P: Qua mô tả của bác, chúng tôi cho rằng trái ổi trong vườn nhà bác có lẽ đã bị con ruồi
đục trái (Bactrocera dorsalis) gây hại. Loài ruồi này là một loại côn trùng đa thực vì ngoài ổi
chúng còn gây hại trên rất nhiều loại trái cây khác, như: Mận, táo, sapô, đu đủ, xoài, thanh
long, chôm chôm, mãng cầu xiêm...
Nhiều nhà vườn coi đây là loại sâu hại nguy hiểm nhất trên cây ổi, vì chúng gây thất thu rất
lớn cho vườn cây. Ở Tiền Giang, Đồng Tháp đã có những vườn ổi bị chúng gây hại hầu hết số
trái trong vườn. Loài ruồi này gây hại hầu như trên tất cả các giống ổi, chứ không kiêng cữ
giống nào cả, nếu nói rằng giống ổi ruột đỏ thường bị chúng gây hại nhiều thì không có cơ sở
và oan cho giống ổi này. Qua thực tế chúng tôi thấy giống ổi xá lị mới là giống bị ruồi gây hại
nhiều hơn, vì vậy bác đừng chặt bỏ để thay giống mới mà nên áp dụng một số biện pháp để
hạn chế tác hại của chúng.
Để hạn chế tác hại của ruồi, bác có thể áp dụng một số biện pháp sau :
-Thu hoạch trái sớm hơn bình thường, đừng để trái chín đeo quá lâu trên cây.
-Thường xuyên tỉa bỏ cành già, cành tăm, cành bị sâu bệnh... để vườn luôn được sạch sẽ và
thông thoáng.
-Thu gom những trái bị rụng, những trái bị giòi đem tiêu hủy hoặc đem chôn, để hạn chế mật
độ ruồi ở các lứa sau.
-Do con giòi hóa nhộng dưới đất xung quanh gốc cây nên bác có thể rải Basudin 10H, Vibasu
5H/10H; Padan 4G/10G, Regent 0,2G/0,3G... xuống xung quanh gốc ổi để diệt nhộng đang
nằm dưới đất. Cũng có thể dùng thuốc nhử ruồi VIZUBON-D để dẫn dụ và diệt ruồi đực sẽ có
tác dụng hạn chế tác hại của giòi rất lớn, biện pháp này nếu bác vận động được nhiều bà con
trên một vùng rộng lớn cùng làm thì mới có kết quả cao.
Không nên dùng thuốc hóa học phun trực tiếp lên trái ổi khi trái ổi sắp được thu hoạch vì rất
dễ gây ngộ độc cho người ăn.
H Ỏ I: Gia đình tôi có chơi một số chậu khế kiểng Bon sai, chúng thường ra hoa kết trái rất đẹp, nhưng
không rõ tại sao vào đợt ra hoa, trái non trước tết năm ngóai thì tự dưng trên chùm hoa và trái non xuất
hiện một lọai rầy rệp chỉ nhỏ hơn hạt mè, hình bầu dục, đầu nhỏ, nhưng bụng lại rất lớn, nhìn giống như
một giọt nước sắp rớt, mầu đỏ hồng hoặc mầu đen nâu (những con mầu đen nâu thường lớn hơn).
Chúng gây hại làm cho chùm hoa bị thui chột không kết trái được, nếu đã kết được trái thì cũng làm cho
trái biến dạng vặn vẹo và rụng ngay từ khi còn non. Xin cho biết đó là con sâu gì? Có cách nào để phòng
trị chúng?
(Lê Văn Thành, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh)
Đ Á P: Qua sự mô tả của bạn, kết hợp với những gì hiểu biết về sâu bệnh hại trên cây khế mà
chúng tôi đã có dịp quan sát được ở một vườn khế ngọt thuộc huyện Long Hồ (Vĩnh Long) cách
đây khỏang hai năm, chúng tôi đóan rằng con sâu đang gây hại cho cây khế kiểng nhà bạn là
con rầy mềm (còn gọi là con rệp cam).
Trong điều kiện bình thường ở vùng nhiệt đới như nước ta, nếu có thức ăn phù hợp (đọt non, lá
non, bông, trái non), thì rầy cái thường không có cánh và sinh sản đơn tính là chủ yếu (đẻ trực
tiếp ra con chứ không đẻ ra trứng). Do vậy chúng tích lũy mật số rất nhanh, nếu không phát
hiện và diệt trừ kịp thời thì rất dễ bị chúng gây hại nặng. Còn dạng có cánh chỉ xuất hiện khi
mật số của rầy cao, hết thức ăn phù hợp, chúng sẽ bắt cặp và di chuyển đi tìm nguồn thức ăn
khác, sinh sản tạo quần thể mới, để duy trì nòi giống.
Ngoài cây khế còn thấy rầy mềm gây hại trên nhóm cây có múi như cam, quýt, chanh… cà phê,
trà, xòai, đu đủ, dưa leo, ca cao...Theo điều tra của các nhà chuyên môn thì trong tự nhiên rầy
mềm có khá nhiều thiên địch, chúng khống chế mật số của rầy mềm khá tốt, thế nhưng trong
những năm gần đây bà con nhà vườn đã sử dụng qúa nhiều thuốc BVTV, đã làm cho quần thể
thiên địch của rầy mềm bị tiêu diệt rất nhiều, khiến cho rầy mềm nhiều lúc tự do phát triển
gây hại nặng. Vì thế chúng ta không thể dựa hẳn và khóan trắng cho quần thể thiên địch có
sẵn trong tự nhiên khống chế rầy mềm, mà phải theo dõi cây khế thường xuyên, nhất là vào
những thời gian cây khế ra hoa, kết trái, nếu thấy rầy có mật số cao thì có thể sử dụng thuốc
hóa học để phun xịt. Tuy nhiên để bảo vệ quần thể thiên địch tự nhiên, đồng thời cũng để tiết
kiệm tiền thuốc, bạn không nên xịt thuốc tràn lan, chỉ xịt trực tiếp vào những chỗ có rầy bu
bám (hoa, trái non, đọt lá non...). Về thuốc bạn có thể luân phiên sử dụng một trong các lọai
thuốc như Bassa 50 EC ( hoặc Bascide 50EC); Trebon 10 EC; Supracide 40 EC (hoặc Suprathion
40EC); Dầu khóang DC-Tron Plus 98,8 EC... (trước khi phun xịt bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn cách
sử dụng thuốc của nhà sản xuất có in sẵn trên vỏ bao bì).
DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM
102
H Ỏ I: Vườn chúng tôi có một số cây ổi, táo giống ngon bị bệnh nấm ghẻ. Trên quả có nhiều nốt đen làm
quả méo mó, teo dần hoặc biến dạng, chất lượng quả kém hẳn. Xin cho biết kỹ hơn về 2 loại bệnh này
và cách phòng, chữa.
(Đào Thị Cốc - Thị trấn Sông Cầu-Đồng Hỷ-Thái Nguyên)
Đ Á P: - Bệnh ghẻ táo: Đây là bệnh do nấm Venturia inaequalis gây ra. Nấm thường tấn công
trên các phiến lá, cuống lá, hoa và trái non, ít khi tấn công trên các chồi non. Các sợi nấm
thường lây lan qua các giọt nước, gió… và xâm nhiễm vào các lỗ khí khổng của các bộ phận
non ở lá, cuống h ...