Cỏ nhọ nồi- Một số cây cỏ trong vườn nhà có thể giúp bạn xử lý những viết thương nhẹ do sơ sẩy trong sinh hoạt như trầy xước, đứt tay chảy máu. Nghe tiếng “á” của con gái, chị Minh Anh, ngụ ở quận 8, TP.HCM, vội chạy xuống bếp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những cây cỏ có công dụng cầm máu Cỏ nhọ nồiNhững cây cỏ có công dụng cầmmáu- Một số cây cỏ trong vườn nhà có thể giúp bạn xử lý nhữngviết thương nhẹ do sơ sẩy trong sinh hoạt như trầy xước, đứttay chảy máu.Nghe tiếng “á” của con gái, chị Minh Anh, ngụ ở quận 8,TP.HCM, vội chạy xuống bếp. Cô con gái 14 tuổi của chị đang tậpnấu ăn, vừa bị dao sắc cứa vào tay, máu chảy rất nhiều. Chị bảocon giữ chặt vết thương rồi vội chạy lên ban-công. Chẳng bao lâusau, chị đã mang xuống một nhúm lá cỏ nhọ nồi nhanh chóng rửasạch, giã nát, đắp lên vết thương đang chảy máu của con.Vừa quấn lại miếng gạc, chị vừa chấn an con: “Lá này giúp cầmmáu, vết thương sẽ ít đau rát. Con yên tâm. Trước đây, mẹ cũngtừng bị đứt tay như con, bà ngoại đắp lá này cho mẹ là đỡ ngay”.Kinh nghiệm mà chị Minh Anh áp dụng đã có từ lâu đời và đếnbây giờ bạn vẫn còn sử dụng.Khi có sự cố nào đó như đứt tay, ngã, thổ huyết xảy ra, bạn có thểsẽ chảy máu. Lúc này, những cây cỏ quen thuộc sau có thể giúpbạn cầm máu.Cỏ nhọ nồiLoại cỏ này còn có tên gọi khác là cỏ mực, hạn liên thảo hoặc bạchhoa thảo. Cỏ nhọ nồi mọc hoang ở khắp nơi như ven đường, bờruộng, bờ ao, trong vườn. Thân cỏ nhọ nồi thẳng đứng, có lôngcứng, hoa màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành.Theo Đông y, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tác dụng chữa lỵ, đạitiện ra máu. Ngoài ra, những người bị rong kinh, chảy máu cam, trĩra máu, chảy máu vết thương thường dùng cỏ nhọ nồi để điều trị.Bạn có thể lấy khoảng 50g cỏ tươi, rửa sạch, giã nhỏ rồi vắt lấynước uống 2 – 3 lần trong một ngày. Với vết thương chảy máu, trĩra máu, ngoài uống, bạn có thể lấy gạc vô trùng thấm nước cỏ nhọnồi rồi băng vào vị trí chảy máu.Trường hợp thu hái được nhiều cỏ nhọ nồi cùng một lúc, bạn lấycả thân và lá phơi khô, để nơi thoáng mát rồi dùng dần. Khi cần,bạn có thể lấy khoảng 50g cỏ khô sắc với khoảng 150ml nước,uống một lần, dùng mỗi ngày 2 – 3 lần.Rau ngổBạn thường gặp loại rau gia vị này trong món canh chua hoặc cácmón rau sống tổng hợp. Chúng mọc hoang và dễ trồng trong vườnnhà ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Việt Nam,Indonesia, Thái Lan, Malaysia.Các nghiên cứu cho thấy thành phần hoá học của rau ngổ khá đadạng. Chúng có 93% nước, 2,1% protein, 1,2% glucide, 2,1%cellulose, vitamin B, C và nhiều chất có ích khác.Ngoài công dụng làm gia vị trong bữa ăn hằng ngày, rau ngổ cònlà vị thuốc hay để chữa chứng ăn uống không tiêu, đặc biệt có tácdụng cầm máu trong các bệnh thổ huyết, băng huyết. Thành phần hoá học của rau ngổ khá đa dạng. (Ảnh minh họa)Cách dùng: Bạn lấy 12 - 20g rau ngổ rửa sạch, đem sắc với nước,uống trong ngày. Nếu muốn cầm máu vết thương, bạn chỉ cần lấycây rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương và cố địnhlại bằng gạc vô trùng.Cỏ nếnVì hoa có hình cây nến nên người ta gọi là cỏ nến. Khác với cỏnhọ nồi, các lương y có thể dùng cả thân và lá để chữa bệnh, dângian chỉ dùng hoa của cỏ nến trong các bài thuốc cầm máu.Vào mùa hẹ, khoảng tháng 4 – 6, nếu gặp cây cỏ này, bạn cắt lấyphần trên của bông hoa (gọi là phần hoa đực) rồi đem về phơi khô.Sau đó, bạn tiếp tục giũ hoặc giã rồi rây qua rây, lấy phần phấnhoa, tiếp tục gũi và phơi lần nữa. Phấn hoa cỏ nến có tác dụngchữa các bệnh như ho ra máu, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu. Mỗingày, bạn dùng 5 – 8g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.Trong các bài thuốc cầm máu, bạn lấy 5g hoa cỏ nến, 4g cao banlong, 2g cam thảo bỏ vào nồi, đổ 600ml nước, sắc còn khoảng200ml. Bạn uống 2 – 3 lần trong ngày.Cây mào gàGồm mào gà đỏ và mào gà trắng. Cả hai loại này đều được ngườidân lấy hoa và hạt sử dụng như một vị thuốc cầm máu hiệu quả vàdễ tìm.Tháng Chín là khoảng thời gian hạt mào gà trắng đã già, người dânlấy hoa phơi khô rồi đập lấy hạt, loại bỏ tạp chất, phơi lại thật khô.Hạt hoa mào gà trắng dùng để chữa một số bệnh như chảy máuruột, chảy máu cam, xuất huyết tử cung, thổ huyết. Bạn có thểdùng 4 – 12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc.Bên cạnh đó, hoa mào gà đỏ có thể chữa chảy máu ở dạ dày, ruột,lỵ, đại tiện ra máu, xuất huyết tử cung, kinh nguyệt dài ngày khôngdứt. Liều dùng: Bạn lấy 15 – 30g hoa mào gà đỏ tươi đem sấy khô,tán nhỏ, chia nhiều lần uống trong ngày. ...