THANH CAO (THANH HAO HOA VÀNG)Tên khoa học: Artermisia annua L. Họ cúc Asteraceae. Tên gọi khác: Thanh hao, ngư hoa thảo , hương cao , xú cao . Phân bố: Cây mọc hoang dại ở ruộng, bờ ruộng, dọc theo các làng mạc vùng núi. Hiện nay chúng ta đã gây trồng và tạo được giống tốt. Thu hái và chế biến: Hái lá vào mùa hạ, thu, loại bỏ tạp chất, dùng tươi hay phơi khô. Tính năng: Vị đắng cay tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, triệt ngược, khu phong chỉ dưỡng....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những cây thuốc & Bài thuốc nam ứng dụng (Kỳ 14) Những cây thuốc & Bài thuốc nam ứng dụng (Kỳ 14)28 - THANH CAO (THANH HAO HOA VÀNG) Tên khoa học: Artermisia annua L. Họ cúc Asteraceae. Tên gọi khác: Thanh hao, ngư hoa thảo , hương cao , xú cao . Phân bố: Cây mọc hoang dại ở ruộng, bờ ruộng, dọc theo các làng mạcvùng núi. Hiện nay chúng ta đã gây trồng và tạo được giống tốt. Thu hái và chế biến: Hái lá vào mùa hạ, thu, loại bỏ tạp chất, dùng tươihay phơi khô. Tính năng: Vị đắng cay tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, triệtngược, khu phong chỉ dưỡng. Liều dùng: Dùng ngoài với liều lượng thích hợp. NGHIỆM PHƯƠNG: Chữa chàm: Thanh hao tươi vừa đủ giã nát vắt lấy nước bôi tại chỗ hoặc nấu lấy nướcđặc rửa. Chữa các loại giời: Thanh cao tươi vừa đủ, gạo nếp một ít (dùng nước ngâm nở), cùng giã nátđắp tại chỗ. Chữa mề đay (phong chẩn): Ngải hoa vàng lượng vừa đủ nấu nước đặcrửa tại chỗ. Chữa tất sang (dị ứng cây sơn): Thanh cao, kinh giới đều 30 g, thươngnhĩ thảo, xà xàng tử đều 25 g, phù bình 60 g. Sắc lấy nước đặc, xông rửa chỗngứa. 29 - TÙNG THỤ CĂN (CÂY THÔNG) Tên khoa học: Pinus yunnanensis Franch. Họ thông Pinaceae. Tên gọi khác: Tùng mộc căn , cây thông Phân bố: Mọc ở vùng đồi núi (Lâm Đồng). Tính năng: Vị đắng chát tính hàn, có tác dụng khu phong táo thấp, tiêuthũng chỉ thống, khử hủ sinh cơ, sát trùng. Liều dùng: Dùng ngoài lượng thích hợp. NGHIỆM PHƯƠNG: Chữa phong chẩn: Tùng thụ căn (rễ cây thông) 150 g, hắc chi ma (mèđen), giang bản quy (rau má ngọ) 90 g. Sắc lấy nước đặc xông rửa chỗ ngứa. Chữa ngứa vùng bìu dái sau khi gãi chảy nước: (thận nang phong) - Bài 1: Đọt thông tươi 100 g, sắc lấy nước đặc, ngâm rửa chỗ ngứa lúc cònấm. - Bài 2: Lá thông tươi 250 g, xà xàng tử 15 g, hoa tiêu 10 g, muối ăn 12 g.Sắc lấy nước đặc trước xông sau rửa. Chữa thấp chẩn, tất sang, mạch tỳ (tiếp xúc với lúa gây ngứa): Lá thôngtươi vừa đủ, sắc lấy nước đặc rửa tại chỗ ngứa. Chữa ghẻ chảy nước vàng: Tùng hương, khô phàn, dã cúc hoa, đều bằngnhau. Tất cả các vị thuốc tán thành bột trộn đều. Trước tiên dùng nước ấm rửa chỗghẻ, kế đến lấy bột thuốc trộn với dầu mè sệt như hồ thoa tại chỗ mỗi ngày 2 - 3lần. Chữa lang ben (hãn ban, hoa ban tiên): Lá thông tươi, dầu mù u, sắc lấynước đặc rửa chỗ bệnh, mỗi ngày rửa vài lần. 30 - THÍCH HIỆN THÁI (DỀN GAI) Tên khoa học: Amaranthus spinosus L. Họ dền Amaranthaceae. Tên gọi khác: Lặc hiện thái, dền gai. Phân bố: Mọc ở bãi cỏ hoang, vườn tạp, ven lộ, ven làng. Thu hái và chế biến: Hái lá vào mùa hạ, thu, loại bỏ tạp chất, rửa sạchphơi khô. Tính năng: Vị ngọt nhạt tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lươnghuyết giải độc, tiêu viêm, chỉ dưỡng. Liều dùng: Dùng ngoài với liều lượng thích hợp. NGHIỆM PHƯƠNG: Chữa da nổi mẩn ngứa do tiếp xúc với rơm rạ: Dền gai tươi, rau sam tươi, lá hẹ tươi (hoặc lá bạc hà tươi) các vị đều bằngnhau. Giã nát đắp chỗ đau, mỗi ngày 2 - 3 lần. Chữa chàm: - Bài 1: Dền gai tươi vừa đủ sắc lấy nước đặc thêm một ít muối ăn rửa haytắm gội tại chỗ mỗi ngày 3 lần. - Bài 2: Dền gai, lá sen (hoặc cọng sen) các vị đều bằng nhau. Sắc lấy nướcđặc rửa mỗi ngày 3 lần.