Danh mục

Những cây thuốc & Bài thuốc nam ứng dụng (Kỳ 17)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 144.52 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

DÃ CÚC HOA (CÚC DẠI)Tên khoa học: Dendranthema indicum (L) Des Moul. Họ cúc Asteraceae. Tên gọi khác: Kim cúc, cúc dại. Phân bố: Mọc thành bụi nơi bãi hoang, ven làng, bờ kênh, bờ ruộng, đồng trống. Thu hái và chế biến: Hái vào mùa thu đông lúc hoa vừa mới nở phơi khô. Tính năng: Vị đắng cay tính hơi hàn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn tiêu viêm. Liều dùng: 10 - 15 g dùng ngoài lượng vừa đủ. NGHIỆM PHƯƠNG: Chữa tầm ma chẩn (mề đay): Dã cúc hoa 60 g,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những cây thuốc & Bài thuốc nam ứng dụng (Kỳ 17) Những cây thuốc & Bài thuốc nam ứng dụng (Kỳ 17)36 - DÃ CÚC HOA (CÚC DẠI) Tên khoa học: Dendranthema indicum (L) Des Moul. Họ cúc Asteraceae. Tên gọi khác: Kim cúc, cúc dại. Phân bố: Mọc thành bụi nơi bãi hoang, ven làng, bờ kênh, bờ ruộng, đồngtrống. Thu hái và chế biến: Hái vào mùa thu đông lúc hoa vừa mới nở phơi khô. Tính năng: Vị đắng cay tính hơi hàn có tác dụng thanh nhiệt giải độc,kháng khuẩn tiêu viêm. Liều dùng: 10 - 15 g dùng ngoài lượng vừa đủ. NGHIỆM PHƯƠNG: Chữa tầm ma chẩn (mề đay): Dã cúc hoa 60 g, bạch hoa xà thiệt thảo 15 g, sắc lấy nước vừa uống vừarửa. Nếu đau bụng gia thêm dây khổ sâm 15 g cùng sắc uống. Chữa tất sang (dị ứng cây sơn) - Bài 1: Dã cúc hoa, thổ kinh giới đều 100 g, phác tiêu 30 g, bạch phàn 15g. Lấy hai vị thuốc trước sắc lấy nước đặc lọc bỏ bã sau đó cho hai vị thuốc sauvào trộn đều rửa chỗ ngứa. - Bài 2: Dã cúc hoa 150 g sắc lấy nước uống, bã thuốc giã nát đắp vào chỗngứa. Chữa mẩn ngứa, ghẻ mủ: - Bài 1: Dã cúc hoa vừa đủ sắc lấy hai nước, lọc bỏ bã đem hai nước hòachung lại tiếp tục cô thành cao sệt bôi hoặc đắp chỗ ghẻ. - Bài 2: Dã cúc hoa, khô phàn, tùng hương đều bằng nhau tất cả tán bộtmịn, dùng nước ấm rửa chỗ ghẻ. Lấy bột thuốc trộn với dầu xanh sệt như hồ bôivào chỗ ghẻ, mỗi ngày bôi 2 - 3 lần. Chữa nấm đầu, mẩn ngứa, ghẻ mủ: Dã cúc hoa, rễ khổ sâm, vỏ rễ xoanđều bằng nhau sắc lấy nước đặc rửa chỗ ngứa (đối với chứng nấm đầu cần phải cắttóc ngắn hoặc cạo trọc), mỗi ngày vài lần. 37 - NGÂN HOA ĐẰNG (KIM NGÂN HOA) Tên khoa học: Lonicera hypoglauca Miq. Họ kim ngân Caprifoliaceae. Tên gọi khác: Nhẫn đông đằng , kim ngân hoa đằng . Phân bố: Mọc thành bụi ở vùng núi đất, bìa rừng, dưới tán rừng thưa. Thu hái và chế biến: Hái lá vào mùa hạ, thu loại bỏ tạp chất dùng tươi haysấy khô. Tính năng: Vị ngọt tính hàn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, ức khuẩn,tiêu viêm, khu phong chỉ dưỡng. Liều dùng: 15 - 30 g, dùng ngoài lượng vừa đủ. NGHIỆM PHƯƠNG: Chữa ngứa ngoài da, ghẻ mủ: Dây kim ngân, thiên lý quang (cúc bạc leo), giang bản quy (rau má ngọ),đều bằng nhau sắc lấy nước đặc rửa chỗ ngứa mỗi ngày 3 lần. Chữa viêm da dị ứng: Dây kim ngân, dã cúc hoa, thiên lý quang, bạch hoa xà thiệt thảo, đều 15 gsắc uống. Lấy riêng dây kim ngân, thiên lý quang, giang bản quy, tất đại cô đều 60g sắc lấy nước đặc rửa mỗi ngày 2 - 3 lần. Chữa viêm da: Dây kim ngân, lá tươi bạch đàn đỏ, thiên lý quang, giangbản quy, dã cúc hoa, kim anh quả các vị đều bằng nhau. Sắc lấy nước đặc rửa chỗngứa mỗi ngày 2 - 3 lần. Chữa thấp chẩn: Dây kim ngân, thiên lý quang, thương nhĩ thảo đều bằng nhau sắc lấy nướcđặc rửa chỗ ngứa mỗi ngày 3 lần. Chữa lâm bệnh (tiểu gắt, tiểu khó...): Dây kim ngân 100 g, đơn sâm 30 g,liên kiều 20 g, tỳ giải 25 g, thạch xương bồ, ích trí nhân, ô dước, phục linh, camthảo đều 15 g. Sắc lấy nước uống, uống liên tục từ 10 - 15 ngày. Chữa tiêm nhuệ thấp vưu (lớn là mồng gà, nhỏ là mụn cơm): Dây kimngân (hoặc hoa kim ngân), bản lam căn, đại thanh diệp đều 30 g, hoàng bá, kimtiền thảo, đại hoàng đều 15 g sắc uống. Bã thuốc thêm nước nấu lấy nước rửa tạichỗ.

Tài liệu được xem nhiều: