Danh mục

Những chặng đường lịch sử B2 Thành Đồng và Thượng tướng Trần Văn Trà (Tập 2): Phần 1

Số trang: 296      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.53 MB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tập 2 bộ sách là những ghi chép về chiến tranh, tái hiện cuộc chiến tranh 30 năm giải phóng trên vùng đất B2 Thành đồng, qua đó lý giải nguyên nhân thành công, thất bại ở từng trận đánh và rút ra bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo chiến tranh. Mời các bạn cùng tham khảo phần 1 cuốn sách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những chặng đường lịch sử B2 Thành Đồng và Thượng tướng Trần Văn Trà (Tập 2): Phần 1 Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ Biên tập nội dung: TS. NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA TS. HOÀNG MẠNH THẮNG ThS. PHẠM VĂN THÔNG ThS. NGUYỄN VĂN TUÂN ThS. NGUYỄN CÔNG TÂY LÊ THỊ THU HỒNG PHAN KIM YẾN TRẦN PHAN BÍCH LIỄUTrình bày bìa: TRẦN QUYẾT THẮNGChế bản vi tính: TRẦN VĂN TIẾNSửa bản in: NGUYỄN VĂN TUÂNĐọc sách mẫu: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT VIỆT HÀ PHẦN III THẾ HỆ CHÚNG TÔI ĐI THEO BÁC HỒĐã có một thế hệ những người con miền Nam, với lòng yêu nước, chuộngnghĩa khí, trước cảnh “nước mất nhà tan”, đã không cam tâm làm nô lệ chongoại bang và bọn tay sai, họ đã chọn lựa con đường dấn thân cùng dân tộcdưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và với họ, Hồ Chí Minhlà biểu tượng của ý chí, của khát vọng dân tộc: “Không có gì quý hơn độc lập,tự do”. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dù phải hy sinh, gian khổ đến đâu,dù phải chịu cảnh chia cắt, ly tán, tù đày khắc nghiệt đến mấy, quân và dân haimiền vẫn quyết tâm bảo vệ từng tấc đất, bảo vệ sự trọn vẹn và thống nhấtTổ quốc thiêng liêng. 5 Thượng tướng Trần Văn Trà tại căn cứ (năm 1973)6 THẾ HỆ CHÚNG TÔI ĐI THEO BÁC HỒC uối năm 1948, lần đầu tiên tôi được gặp Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc, trước đó tôi chỉ nghe tên Người với lòng yêu nước thương dân của Người. Sự ngưỡngvọng Bác Hồ từ đó đã ảnh hưởng đến tâm hồn và chí hướng của tôi cũng như thếhệ thanh niên chúng tôi hồi ấy. Sống dưới chế độ thuộc địa tàn bạo, dân Việt Nam không còn chút quyền làmngười. Từ tuổi 12, tôi đã mắt thấy lính lê dương, khố đỏ, khố xanh của Pháp xảsúng bắn vào dòng người nông dân tay không đi biểu tình xin bớt xâu, giảm thuếnhững năm 1930 - 1931 ở quê tôi. Trí óc non nớt của tôi bàng hoàng kinh dị khôngsao hiểu nổi. Các bậc lớn tuổi đã giải thích, đã kể cho tôi nghe về những anh hùngvì nước quên thân ở địa phương như cử nhân Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân, thờiCần Vương có cụ Phan Đình Phùng. Rồi cụ Đề Thám, tôi mến phục cụ chống Tâynhiều năm ở Yên Thế. Tôi đã được nghe về chí hướng của cụ Phan Chu Trinh, ngườimà cả nước đưa tang. Rồi những dòng thơ, đoạn văn thiết tha kêu gọi yêu nướcthương nòi của cụ Phan Bội Châu như trách móc, như giục giã người trai phải nghĩgì và làm gì: Hỏi đến nước còn không? Không biết. Gọi đến tên Việt Nam, khôngthưa! (Hải ngoại huyết thư). Đây quả là một quá trình lên men cách mạng. Mãi đến4-5 năm sau, trên con đường đi tìm lẽ sống, một người bạn lớn tuổi thì thầm với tôivề cái tên một nhà yêu nước đã làm rung động tận đáy lòng tôi. Chúng tôi trao đổi:Dân ta không chịu làm nô lệ từ nghìn năm nay đã rõ. Nhưng các phong trào VănThân, Cần Vương, Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục..., đều thất bại. Các cuộc khởinghĩa của các cụ đều bị dìm trong máu. Anh bạn nói: Có bầu máu nóng và có ganlàm cũng chưa đủ. Cần có ý nghĩ và cách làm đúng. Phải có ngọn cờ chỉ hướng vàtrăm nghìn ngọn gió từ khắp bốn phương. Ngọn cờ đã có: Nguyễn Ái Quốc. Ngườiđã đi khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu để tìm đường cứu nước, cứu dân.Người đã kết luận phải làm cách mạng theo kiểu Lênin. Chúng ta hãy góp làm gió.Câu chuyện thân tình và cái tên Nguyễn Ái Quốc đã lôi cuốn và ảnh hưởng quyếtđịnh đến phương hướng cuộc đời tôi từ ấy. 7 Chưa biết Người, nhưng lòng yêu nước thương dân, chí hướng cách mạng, tưtưởng của Người đã dần dần thấm sâu vào máu thịt của tôi cũng như của bạn bè tôi.Chưa trực tiếp đọc được tài liệu, tác phẩm nào của Người, nhưng con đường phảiđi, Người đã vạch. Tôi và bạn bè lần theo tìm tòi, nghiền ngẫm trong những tài liệuhiếm hoi của những nhà cách mạng đi trước, của Mác, của Lênin. Trên con đườngvạn dặm mới bước đi đoạn đầu, nhưng mỗi bước đi đều được dẫn dắt bằng hìnhảnh mến phục về vị lãnh tụ kính yêu đang bôn ba vì dân, vì nước. Sung sướng biếtbao trong cảnh mịt mùng đen tối đã lóe lên ánh sáng soi lối dẫn đường. Mỗi mộtđời người cần có đích để khỏi làm giá áo túi cơm, thời nào cũng vậy. Thời chúngtôi, dưới sự cai trị tàn khốc của thực dân, con người bản xứ biến thành nô lệ, yêunước là một tội, làm cách mạng là một tội lớn. Tôi cùng bạn bè phải thoát ly giađình, đi vận động giác ngộ quần chúng về quyền t ...

Tài liệu được xem nhiều: