Những chú ý trong giao tiếp với người Pháp
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 99.38 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Những chú ý trong giao tiếp với người Pháp
Chào hỏi Hôn tay khi gặp nhau đã lỗi thời từ lâu, trừ khi các nhà chính trị muốn thu hút sự chú ý của dư luận. Khi gặp nhau chỉ chào hỏi bình thường, bắt tay nhẹ. Nếu thân quen thì có thể hôn nhẹ, tượng trưng thôi, lên gò má trái và phải của người phụ nữ. Nếu gặp nhau lần đầu tiên thì tuyệt nhiên không được phép làm việc đó.
Tự đẩy cửa bước vào nhà bị coi là không lịch sự. Chỉ bước vào nhà khi được chủ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những chú ý trong giao tiếp với người Pháp Những chú ý trong giao tiếp với người Pháp Chào hỏi Hôn tay khi gặp nhau đã lỗi thời từ lâu, trừ khi các nhà chính trị muốn thu hút sự chú ý của dư luận. Khi gặp nhau chỉ chào hỏi bình thường, bắt tay nhẹ. Nếu thân quen thì có thể hôn nhẹ, tượng trưng thôi, lên gò má trái và phải của người phụ nữ. Nếu gặp nhau lần đầu tiên thì tuyệt nhiên không được phép làm việc đó. Tự đẩy cửa bước vào nhà bị coi là không lịch sự. Chỉ bước vào nhà khi được chủ nhà ra mở cửa hoặc được yêu cầu tự mở cửa. Trong chào hỏi, làm quen và giao tiếp, việc tự công nhận đã mắc sai phạm được đánh giá cao, coi đó là phẩm hạnh tốt. Điều rất quan trọng là giữ thể hiện cho người khác, tránh xung khắc công khai. Khi được mời, tuyệt đối không được phép từ chối. Nếu thật sự không có thời gian thì có thể thỏa thuận ăn nhẹ với nhau. Ở Pháp, bữa ăn vẫn là nơi và dịp đàm phán, thương thảo hợp đồng thuận tiện và được ưa chuộng. Khi làm quen, nên trao đổi với người Pháp về các chủ đề văn hóa – xã hội, tránh các chủ đề chính trị nhạy cảm. Người Pháp rất thích nói và nói nhiều nên bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt nếu tỏ ra chăm chú lắng nghe. Tuyệt đối không được sử dụng ngôn từ hay tỏ điều gì để người Pháp có thể hiểu nhầm là lên mặt dạy họ. Đàm phán Đàm phán với người Pháp là chuyện rất khó khăn và khó lường trước được nên thường có chuẩn bị kỹ cũng ít tác dụng vì mọi khả năng đều có thể xảy ra. Nhiều khi kết quả chỉ đạt được vào phút cuối hay trong lúc chuyện riêng khi nghỉ giải lao. Cách ăn tiệc Ngay cả trong những bữa tiệc chính thức cũng không nhất thiết phải thắt cravat. Nhưng nam giới nhất thiết phải vận comple đồng bộ hoặc đờ mi. Cử chỉ lịch thiệp rất được để ý đến ở nước Pháp, đặc biệt đối với phụ nữ. Nam giới mở cửa mời phụ nữ bước vào và giúp phụ nữ khoác áo choàng. Khi ăn tiệc trong nhà hàng, phụ nữ được phục vụ trước, sau đó mới đến nam giới và chỉ sau khi tất cả đều đã được phục vụ đồ ăn hay đồ uống thì mới bắt đầu ăn hay uống. Khi vào nhà hàng không được phăm phăm đi về phía chiếc bàn nào đó, mà nên chờ bồi bàn đến hỏi và hướng dẫn. Có thể không chấp nhận chiếc bàn do bồi bàn giới thiệu mà đề nghị chỗ ngồi khác. Không dứt khoát phải có đồ ăn tráng miệng, nhưng có thì càng tốt. Đồ uống sau đó thường là cà phê hoặc chè. Khi đó mới được bắt đầu trao đổi về công việc, trước đó tuyệt đối không nên. Nâng cốc chạm mạnh và nói to lời chúc thường bị coi là thiếu tinh tế. Chỉ nên nâng cốc, chìa ra làm hiệu chạm cốc với nhau thôi. Trong bữa ăn làm việc thường dùng rượu vang, nhưng với mức độ vừa phải, nhiều khi chỉ một cốc. Sau món chính, cốc rượu vang thường được dọn đi. Trả tiền Khi mời nhau đi ăn ở Pháp thì một người trả tiền chứ không có chuyện người nào tự trả cho người nấy. Có để lại tiền típ – nhưng không vượt quá 10%. Ai mời thì trả tiền. Quà tặng Khi được mời riêng, nên mang theo hoa hoặc bánh kẹo ngon đến làm quà tặng cho bà chủ nhà. Bó hoa thường được bó và trang trí rất đẹp và nghệ thuật nên khi tặng cứ để nguyên. Quần áo Trong giấy mời thường ghi rất rõ yêu cầu về ăn vận quần áo cho phù hợp. Nếu ở đó ghi “Tenue de soirée” thì có nghĩa là yêu cầu ăn mặc lịch sự: comple thẫm màu, thắt cravat đối với nam giới và váy sang trọng đối với phụ nữ. Nếu ở đó ghi “Tenue de ville” thì có thể ăn vận đơn giản hơn, không nhất thiết phải có cravat. Tính chính xác Thời gian là khái niệm giãn nở ở Pháp. Ít khi các hoạt động bắt đầu đúng giờ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những chú ý trong giao tiếp với người Pháp Những chú ý trong giao tiếp với người Pháp Chào hỏi Hôn tay khi gặp nhau đã lỗi thời từ lâu, trừ khi các nhà chính trị muốn thu hút sự chú ý của dư luận. Khi gặp nhau chỉ chào hỏi bình thường, bắt tay nhẹ. Nếu thân quen thì có thể hôn nhẹ, tượng trưng thôi, lên gò má trái và phải của người phụ nữ. Nếu gặp nhau lần đầu tiên thì tuyệt nhiên không được phép làm việc đó. Tự đẩy cửa bước vào nhà bị coi là không lịch sự. Chỉ bước vào nhà khi được chủ nhà ra mở cửa hoặc được yêu cầu tự mở cửa. Trong chào hỏi, làm quen và giao tiếp, việc tự công nhận đã mắc sai phạm được đánh giá cao, coi đó là phẩm hạnh tốt. Điều rất quan trọng là giữ thể hiện cho người khác, tránh xung khắc công khai. Khi được mời, tuyệt đối không được phép từ chối. Nếu thật sự không có thời gian thì có thể thỏa thuận ăn nhẹ với nhau. Ở Pháp, bữa ăn vẫn là nơi và dịp đàm phán, thương thảo hợp đồng thuận tiện và được ưa chuộng. Khi làm quen, nên trao đổi với người Pháp về các chủ đề văn hóa – xã hội, tránh các chủ đề chính trị nhạy cảm. Người Pháp rất thích nói và nói nhiều nên bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt nếu tỏ ra chăm chú lắng nghe. Tuyệt đối không được sử dụng ngôn từ hay tỏ điều gì để người Pháp có thể hiểu nhầm là lên mặt dạy họ. Đàm phán Đàm phán với người Pháp là chuyện rất khó khăn và khó lường trước được nên thường có chuẩn bị kỹ cũng ít tác dụng vì mọi khả năng đều có thể xảy ra. Nhiều khi kết quả chỉ đạt được vào phút cuối hay trong lúc chuyện riêng khi nghỉ giải lao. Cách ăn tiệc Ngay cả trong những bữa tiệc chính thức cũng không nhất thiết phải thắt cravat. Nhưng nam giới nhất thiết phải vận comple đồng bộ hoặc đờ mi. Cử chỉ lịch thiệp rất được để ý đến ở nước Pháp, đặc biệt đối với phụ nữ. Nam giới mở cửa mời phụ nữ bước vào và giúp phụ nữ khoác áo choàng. Khi ăn tiệc trong nhà hàng, phụ nữ được phục vụ trước, sau đó mới đến nam giới và chỉ sau khi tất cả đều đã được phục vụ đồ ăn hay đồ uống thì mới bắt đầu ăn hay uống. Khi vào nhà hàng không được phăm phăm đi về phía chiếc bàn nào đó, mà nên chờ bồi bàn đến hỏi và hướng dẫn. Có thể không chấp nhận chiếc bàn do bồi bàn giới thiệu mà đề nghị chỗ ngồi khác. Không dứt khoát phải có đồ ăn tráng miệng, nhưng có thì càng tốt. Đồ uống sau đó thường là cà phê hoặc chè. Khi đó mới được bắt đầu trao đổi về công việc, trước đó tuyệt đối không nên. Nâng cốc chạm mạnh và nói to lời chúc thường bị coi là thiếu tinh tế. Chỉ nên nâng cốc, chìa ra làm hiệu chạm cốc với nhau thôi. Trong bữa ăn làm việc thường dùng rượu vang, nhưng với mức độ vừa phải, nhiều khi chỉ một cốc. Sau món chính, cốc rượu vang thường được dọn đi. Trả tiền Khi mời nhau đi ăn ở Pháp thì một người trả tiền chứ không có chuyện người nào tự trả cho người nấy. Có để lại tiền típ – nhưng không vượt quá 10%. Ai mời thì trả tiền. Quà tặng Khi được mời riêng, nên mang theo hoa hoặc bánh kẹo ngon đến làm quà tặng cho bà chủ nhà. Bó hoa thường được bó và trang trí rất đẹp và nghệ thuật nên khi tặng cứ để nguyên. Quần áo Trong giấy mời thường ghi rất rõ yêu cầu về ăn vận quần áo cho phù hợp. Nếu ở đó ghi “Tenue de soirée” thì có nghĩa là yêu cầu ăn mặc lịch sự: comple thẫm màu, thắt cravat đối với nam giới và váy sang trọng đối với phụ nữ. Nếu ở đó ghi “Tenue de ville” thì có thể ăn vận đơn giản hơn, không nhất thiết phải có cravat. Tính chính xác Thời gian là khái niệm giãn nở ở Pháp. Ít khi các hoạt động bắt đầu đúng giờ.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giao tiếp kinh doanh giao tiếp ứng xử giao tiếp xã hội nghệ thuật giao tiếp kinh nghiệm giao tiếpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp
10 trang 331 0 0 -
3 trang 280 0 0
-
Bộ câu hỏi kiểm tra kỹ năng giao tiếp của bạn (Có đáp án)
19 trang 224 0 0 -
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp: Phần 1 - ThS. Nguyễn Thị Trường Hân (Bậc đại học chương trình đại trà)
46 trang 190 2 0 -
Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ trong nghệ thuật giao tiếp.
5 trang 189 0 0 -
Trắc nghiệm: Khả năng giao tiếp xã hội
3 trang 189 0 0 -
3 trang 186 0 0
-
26 điều cấm kỵ trong giao tiếp hiện đại
4 trang 138 0 0 -
nghệ thuật giao tiếp để thành công: 92 thủ thuật giúp bạn trở thành bậc thầy trong giao tiếp
217 trang 138 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần Nhập môn quản trị kinh doanh - Đại học Ngoại ngữ Tin học TP. Hồ Chí Minh
4 trang 137 0 0