Những chuyện đời thường quanh ta 10
Bệnh vĩ cuồng của một số tri thức trẻ Có những trí thức trẻ luôn tự coi mình là nhất thiên hạ. Cái ảo giác vinh quang không phải là ma túy nhưng có sức gây nghiện và gây hại hơn cả ma túy. Nó bắt con người ta khi đã vướng vào luôn ở một vị trí lửng lơ “chân không tới đất, cật không tới giời”. Mở mồm là... chê Có một câu chuyện vui thế này: Một anh chàng thấy trên ngực mình luôn xuất hiện một vết đỏ in hình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những chuyện đời thường quanh ta 10
Những chuyện đời thường quanh ta
10
Bệnh vĩ cuồng của một số tri thức trẻ
Có những trí thức trẻ luôn tự coi mình là nhất thiên hạ.
Cái ảo giác vinh quang không phải là ma túy nhưng có sức gây nghiện và gây hại
hơn cả ma túy. Nó bắt con người ta khi đã vướng vào luôn ở một vị trí lửng lơ
“chân không tới đất, cật không tới giời”.
Mở mồm là... chê
Có một câu chuyện vui thế này: Một anh chàng thấy trên ngực mình luôn xuất
hiện một vết đỏ in hình bàn tay, anh ta không biết nguyên do vì đâu và quyết định
đến bác sĩ khám.
Bác sĩ sau một hồi khám cũng không tìm ra nguyên nhân. Anh chàng này buồn
lắm, bèn kể chuyện với một đồng nghiệp. Đồng nghiệp kia mỉm cười và lý giải, đó
là thói quen thường vỗ tay vào ngực mỗi khi nói chuyện của anh…
X. có thói quen khiến người đối diện không dễ chịu tí nào (quả là cái gì được
gọi là thói thì thường không tốt). Ấy là thói chê bai người khác, cũng giông
giống cái thói vỗ ngực. Việc ấy, vào tay tớ 5 phút là xong ngay….
Cái chuyện đồng nghiệp thỉnh thoảng kèn cựa, chê bai nhau sau lưng tí ti, thôi
thì cũng tạm gọi là chấp nhận được, chứ đến cả sếp cũng dám chê: Ông ấy thì
biết cái quái gì, chẳng qua…, Làm việc dưới trướng ông ấy chán mớ đời….
Đến nước này thì hẳn mọi người đều nghĩ rằng, X. phải là một người rất giỏi
chuyên môn, nếu không thì cũng phải là loại cơ cấu lãnh đạo đến nơi. Nhưng
không, X. chỉ là một nhân viên như nhiều nhân viên khác, mà đồng lương thời
buổi tăng giá vùn vụt như hiện nay chỉ đủ ăn bún sáng và uống nước chè vặt, còn
như nghiệp vụ cũng tạm được coi là cưng cứng (cưng cứng trong cái mặt bằng
chung lính tráng với nhau). Tất nhiên là thỉnh thoảng cũng được sếp khen vì một
thành tích nho nhỏ nào đó.
Ta đây nhất thiên hạ!
X. là người nhạy cảm. Sếp của anh khen xong rồi… quên luôn, như vô số lời
động viên ông ấy vẫn thường dành cho những nhân viên dưới mình, nhưng anh thì
nhớ dai lắm.
Sáng ngủ dậy là X. nhớ đến ngay mấy lời khen ấy và cứ tí tách gặm nhấm niềm
vui cả ngày. Nhưng anh lại không biết một điều rằng, sếp của anh là một nhà
ngoại giao rất giỏi, rõ ràng ông ấy đang tống cổ anh ra một hoang đảo rất xa mà
anh vẫn ngỡ mình đang được đi du lịch.
Vậy thôi, X. đã cho mình là nhất, hơn đứt đám đồng nghiệp dốt nát, suốt ngày
tỉ mẩn với đống công việc bừa bộn, lặt vặt không biết làm sáng mình lên.
Rất ít người có thể nhận ngay ra được, nếu không có cái đệm khổng lồ chắc
chắn kia, thì kẻ đứng trên vai làm sao có thể yên tâm ngự ở cái thế chạm tay tới
mặt trời kia.
Trong bóng đá cũng vậy, nếu như không có những người khổng lồ chuyền
bóng thì làm sao có những kẻ được tung hô hoan hỷ và ngay lập tức, nói oang
oang trên báo chí, tự nhận mình là number one (số 1).
Anh ta thừa biết rằng, một mình anh ta không thể làm nên chiến thắng, nhưng
anh ta vẫn cố nén cái lòng tự trọng xuống tận đáy của vô số những phẩm chất và
thói xấu của con người, để được một lần thỏa mãn với chính mình, để được tha hồ
huênh hoang và nghênh ngang với đời: Ta là nhất!
Cái ảo giác vinh quang ấy không phải là ma túy nhưng có sức gây nghiện và
gây hại hơn cả ma túy. Nó bắt con người ta khi đã vướng vào luôn ở một vị trí
lửng lơ chân không tới đất, cật không tới giời.
Vấn đề ở chỗ, ít người nào chịu nhìn lên mà lại luôn trong tư thế nhìn xuống. Vì
ở trên cao nhìn xuống nên trong tầm mắt của họ cũng chỉ thấy mỗi quá khứ của
mình mà thôi, và vạn vật đều trở nên bé nhỏ làm sao.
Trong các câu chuyện dù là ở quán nước vỉa hè hay trong các nhà hàng sang
trọng, nếu có dăm ba ông bà công chức, là y như rằng góc ấy gió bay phần phật
(vì thói quen vung tay khi nói).
Và rồi, họ thi nhau huênh hoang, cứ như công ty ấy nếu không có họ thì sẽ phá
sản đến nơi, và gào lên những bài ca cũ rích. Dường như đấy là một món ăn tinh
thần không thể thiếu đối với nhiều đám công chức hiện nay.
Sếp được đặt lên bàn nhậu, cùng với nào thịt, nào cá, nào rau và họ nhắm
sếp cùng với rượu. Điều rất lạ là, những lúc ấy, dù đã bị rượu vật mà sao họ còn
nhìn ra nhiều điểm yếu của sếp thế không biết, nào là giá cả thì tăng vùn vụt mà
“sếp” cứ lỳ, không chịu tăng lương, để anh em chết đói.
Điều đáng nói là, họ chê sếp không biết làm việc, nhưng việc của sếp gồm
những gì thì thậm chí họ không biết tường tận. Nhưng chê thì vẫn cứ chê, và họ
khó chịu lắm, khó chịu thực sự, cái sự bức bối ấy đang bốc ra từ những khuôn mặt
đang đỏ bừng vì rượu.
Kẻ phản bội nhân ái
Những ngày cuối cùng em tôi rất mệt nhưng mỗi khi thấy anh đến thăm, nó rất
hạnh phúc. Anh đến và ngồi bên nó, nắm bàn tay xanh xao, gầy gầy. Anh nói
những gì đó tôi không nghe rõ mà chỉ thấy gương mặt em ngập tràn hạnh phúc.
Cuối cùng tôi đã lấy được người mình yêu. Khi yêu anh ấy, tôi mới hiểu tình
yêu có sức mạnh như thế nào. Nhưng trước khi trở thành vợ anh ấy, tôi đã phải trải
qua những đau đớn đến tận c ùng. Tuy thời gian đã trôi qua, nhưng c ...