Danh mục

Những chuyện đời thường quanh ta 3

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 134.79 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những chuyện đời thường quanh ta 3 Khoảng lặng giữa phố Lê Thiện Toàn (đứng) phục vụ khách tại quán cà phê Lặng Trong muôn hình vạn trạng quán cà phê ở TP, có những nơi bạn đến để lắng nghe và suy ngẫm chính mình... Trở thành một trào lưu, đặc biệt là một bộ phận giới trẻ, trong tuần thế nào họ cũng ghé đến những quán cà phê do những người có hoàn cảnh đặc biệt phục vụ. Với họ, đi uống cà phê cũng là cách “góp gió, cùng đồng hành và chia sẻ”. Hơn thế, họ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những chuyện đời thường quanh ta 3 Những chuyện đời thường quanh ta 3 Khoảng lặng giữa phố Lê Thiện Toàn (đứng) phục vụ khách tại quán cà phê Lặng Trong muôn hình vạn trạng quán cà phê ở TP, có những nơi bạn đến để lắng nghe và suy ngẫm chính mình... Trở thành một trào lưu, đặc biệt là một bộ phận giới trẻ, trong tuần thế nào họ cũng ghé đến những quán c à phê do những người có hoàn cảnh đặc biệt phục vụ. Với họ, đi uống cà phê cũng là cách “góp gió, cùng đồng hành và chia sẻ”. Hơn thế, họ còn học được nhiều điều bất ngờ từ cuộc sống quanh mình. Chia sẻ Nằm chìm khuất giữa con đường huyên náo Trần Huy Liệu, quận Phú Nhuận, quán cà phê mang một cái tên khá đặc biệt: “Lặng” - nhưng vẫn được nhiều người tìm đến. Trang trí đơn giản với gam màu chủ đạo là trắng, nổi bật trên tường bức ảnh nổi tiếng của tác giả Lưu Ngọc về một bé gái khiếm thính đang tập phát âm. Một góc khác là bức ảnh người khiếm thính đang biểu đạt qua động tác thủ ngữ hai chữ “công bằng”. Đặc biệt hơn, 3 nhân viên phục vụ đều là người khiếm thính. Khách đến đây phải dùng giấy viết hay ra hiệu thay cho lời nói. Không có những tiếng gõ ly lanh canh kêu tính tiền như quán cà phê bình thường, mọi người đều nhẹ tay ra hiệu như muốn chia sẻ những khiếm khuyết của người phục vụ. Theo chủ nhân của quán, quán vừa mở cửa vào dịp cuối năm 2005. Những người phục vụ khiếm thính đã nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới và làm việc khá hiệu quả. Anh Lê Thiện Toàn, nhân viên phục vụ, cho biết ngoài việc kiếm tiền phụ giúp gia đình, anh còn có niềm vui là chỉ dẫn mọi người sử dụng thủ ngữ để trò chuyện, bày tỏ tình cảm với nhau. Nơi đây còn là “điểm tập kết” truyện và sách cho trẻ em bất hạnh. Đồng cảm Một địa chỉ cũng trở nên thân thuộc là quán cà phê Hoa Anh Đào trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận 1. Ra đời gần 2 năm, Hoa Anh Đ ào vẫn âm thầm tạo cơ hội việc làm cho những người chậm phát triển trí tuệ, giúp họ hòa nhập cộng đồng. “Mình đến quán vừa thư giãn, vừa ủng hộ những bạn bị khuyết tật. Sự có mặt của mình và các bạn như là cách “góp gió “, tiếp thêm sức cho các bạn kém may mắn tự tin để khẳng định mình” - anh Phạm Mạnh Thương, nhân viên Công ty LG, cho biết như thế. Nhiều vật trang trí ở Hoa Anh Đào giờ đã phôi pha theo thời gian nhưng lượng khách đến vẫn đông. Sinh viên, nhân viên văn phòng, doanh nhân... mỗi người một cách nghĩ, một tâm tư nhưng đều hội tụ tại quán. Cái cảm giác tới quán để làm “thượng đế” dường như không hiện diện. Và cả khoảng cách giữa những người phục vụ chậm phát triển trí tuệ với khách cũng chan h òa. Khách chẳng bận lòng với những lúng túng của nhân viên. Đồng cảm trở thành bầu không khí thân thiện thổi hồn vào quán, chan hòa theo âm nhạc, theo tâm trạng mỗi người và những giọt cà phê đặc quánh chậm rãi buông rơi. Học lắng nghe, học yêu thương Ở cà phê Hoa Anh Đào chúng tôi bắt gặp những dòng chữ lưu niệm quý giá là những lời đồng cảm, động viên cô chủ quán người Nhật Esaki Chisato cùng những nhân viên phục vụ đặc biệt của mình. Nhiều người thổ lộ sau khi đến quán, họ tìm thấy một cách nghĩ mới: Tự thay đổi chính mình, biết yêu thương cuộc sống, yêu thương mọi người hơn. Bạn Đình Chương, email dinhchuong... @yahoo.com, tâm sự: “Từ lâu mình đã để nỗi đau vì tình yêu của mình chiếm hết cuộc sống. Nhưng khi đến Hoa Anh Đào mình biết còn nhiều điều, nhiều người xung quanh để mình học hỏi và yêu thương hơn như những người phục vụ ở đây”. “Tôi đã lắng nghe im lặng đời tôi...” lời nhạc của Trịnh Công Sơn đã được chủ nhân quán Lặng mượn làm slogan của quán. Thật vậy, khách đến đây phải học cách lắng nghe, chăm chú với từng chữ viết, khẩu hình của người phục vụ. Mọi việc dường như chậm lại nhưng ẩn chứa suy tư, ẩn chứa khát vọng và cả những quãng lặng để nhìn lại chính mình. Chị là chị dâu tôi hay là thánh thần Chúng tôi đều nghĩ rằng, chính vì chị đã mang căn bệnh chết người đến cho anh tôi nên chị phải làm tất cả trong im lặng, không một lời kêu ca như để chuộc tội. Nhưng rồi đến một ngày, anh tôi đã kể cho tôi nghe câu chuyện về anh. Kính gửi Tòa soạn Báo ANTG Cuối tháng! Hôm nay, tôi xin được viết lá thư này gửi đến Tòa soạn. Lời đầu thư, tôi kính chúc Báo ANTG Cuối tháng an khang thịnh vượng và mỗi ngày một hay hơn. Trong lá thư này, tôi xin được kể câu chuyện về một người phụ nữ mà cho đến bây giờ tôi không biết đấy là chị dâu tôi hay là thánh thần. Tôi nói vậy vì tất cả những gì tôi đã chứng kiến về người phụ nữ này ở ngay trong gia đình tôi gần mười năm. Chỉ trước khi anh tôi mất chừng một tháng, anh mới kể cho tôi nghe câu chuyện này. Câu chuyện xảy ra đã lâu những tôi vẫn không thể nào quên từng chi tiết nhỏ anh kể cho tôi nghe. Anh tôi mất vì nhiễm căn bệnh thế kỷ. Khi biết anh tôi mắc căn bệnh đó, cả gia đình tôi bàng hoàng, đau đớn. Rồi không ai bảo ai, các thành viên trong gia đình tôi đều nghi chị dâu tôi là người đã truyền căn bệnh đó cho anh tôi. N ...

Tài liệu được xem nhiều: