Những cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - Th.S Nguyễn Thị Phương Mai
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 166.34 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Những cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế" dưới đây để nắm bắt được những cơ hội của nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, những thách thức và khó khăn đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - Th.S Nguyễn Thị Phương Mai NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Th.S Nguyễn Thị Phương Mai Trường Đại học Thủy lợi Một trong những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thế giới trong những thập kỷ vừa qua là sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm thay đổi lực lượng sản xuất của xã hội loài người, dẫn đến xu thế toàn cầu hóa kinh tế. Toàn cầu hoá kinh tế đang là xu thế vận động tất yếu trong thời đại ngày nay. Toàn cầu hóa kinh tế có tác động nhiều mặt, vừa mang lại nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều khó khăn, thách thức cho các nước, đặc biệt đối với nước ta, một nước nông nghiệp, dân số chủ yếu là nông dân và sinh sống ở nông thôn. Quan điểm của Đảng ta là “...chủ động, tích cực hội nhập kinh tế sâu hơn, đầy đủ hơn với khu vực và thế giới” [1]. Việc nước ta gia nhập WTO, đã khẳng định sự chủ động, tích cực tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế một cách ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ. Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế, gia nhập WTO, thể hiện nước ta sẵn sàng chấp nhận những thời cơ và thách thức mới. Như vậy, việc nắm vững những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa, của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển kinh tế xã hội nước ta nói chung, đối với nông nghiệp - nông thôn - nông dân nói riêng là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những cơ hội của nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. + Cơ hội mở rộng thị trường Khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới như WTO, ASEAN, nông nghiệp nước ta sẽ có cơ hội mở rộng thị trường nông sản xuất khẩu, bởi sẽ được tiếp cận thị trường nông sản của các nước thành viên của các tổ chức khu vực và thế giới. Những mặt hàng xuất khẩu truyền thống của nước ta như gạo, cà phê, cao su, điều... sẽ có điều kiện tốt hơn về thị trường đầu ra. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo ra những cơ hội thu hút vốn đầu tư cho nông nghiệp, tạo điều kiện để nông nghiệp có thể tiếp thu công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. + Cơ hội để nông thôn thoát khỏi đói nghèo Việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa sẽ là những cơ hội rất to lớn để nông thôn thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và chậm phát triển. Nông thôn sẽ có cơ hội tiếp cận với những tiến bộ về khoa học - công nghệ; giao lưu với các nền văn hoá; tiếp cận với những nguồn tài trợ để phát triển kết cấu hạ tầng, xoá đói giảm nghèo. Nhờ vậy, kinh tế nông thôn sẽ có cơ hội phát triển. Các ngành nghề kinh tế ở nông thôn, các thành phần kinh tế ở nông thôn như kinh tế hộ và kinh tế trang trại, các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến nông sản, gia công, sản xuất đồ gia dụng, sẽ được chú trọng phát triển, nhất là các làng nghề được khôi phục và phát huy. Bộ mặt kinh tế - xã hội, văn hoá - xã hội của nông thôn đã có những đổi thay đáng kể, góp phần làm cho nông thôn được đô thị hoá, xích lại gần hơn với thành thị và thế giới. + Góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt nam vốn là một nước nông nghiệp, với cơ cấu kinh tế thuần nông, lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã hội. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, nước ta đã tiến hành công nghiệp hóa, với mục tiêu phát triển nước ta thành một nước công nghiệp có cơ cấu kinh tế hiện đại. Trong quá trình đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có rất nhiều biến đổi, cơ cấu kinh tế ở nông thôn cũng dần được chuyển dịch theo hướng hiện đại, cả cơ cấu ngành nghề, cơ cấu thành phần, cơ cấu lao động. Cơ cấu kinh tế công - nông - dịch vụ từng bước được hình thành, trong đó nông nghiệp đóng vai trò nền tảng cho công nghiệp và dịch vụ phát triển, nông dân luôn là chủ thể năng động, sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn là địa bàn diễn ra những hoạt động kinh tế sôi nổi. Trong quá trình đổi mới, giá trị sản lượng nông nghiệp (cả nông, lâm, ngư nghiệp) liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 5,55%/năm và tăng GDP 3,36%/năm. Người nông dân đã dần chú trọng đến phát triển thông tin thị trường, xúc tiến thương mại; nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung được hình thành như vùng lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, cà phê ở Tây Nguyên, chè ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, cao su ở Đông Nam Bộ... Vì thế, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu thứ nhất về hạt tiêu (chiếm 14,3% thị phần thế giới), về cà phê vối (chiếm 40% thị phần thế giới), thứ hai về lúa gạo (chiếm 12% thị phần thế giới), về hạt điều (chiếm 9,5% thị phần thế giới)... Với vị trí quan trọng như vậy, nông nghiệp đã trở thành chìa khoá đối với sự ổn định và phát triển của đất nước. [4] Phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh sẽ tạo việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn, thuận lợi cho tích luỹ và đầu tư. Cơ sở công nghiệp là nơi đặt hàng, tiêu thụ hàng hóa cho nông nghiệp và giúp nông nghiệp sản xuất nguyên liệu với công nghệ, chất lượng, giá trị cao hơn; cung cấp vật tư, thiết bị cho nông nghiệp với giá cạnh tranh hơn. Các loại hình dịch vụ ở nông thôn như thương nghiệp, tín dụng, khoa học công nghệ và tư vấn cùng với cơ sở hạ tầng ở nông thôn như điện, đường, trường, trạm tạo điều kiện hơn cho sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Quá trình phát triển kinh tế nông thôn là quá trình phát triển của phân công lao động xã hội. Qu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - Th.S Nguyễn Thị Phương Mai NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Th.S Nguyễn Thị Phương Mai Trường Đại học Thủy lợi Một trong những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thế giới trong những thập kỷ vừa qua là sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm thay đổi lực lượng sản xuất của xã hội loài người, dẫn đến xu thế toàn cầu hóa kinh tế. Toàn cầu hoá kinh tế đang là xu thế vận động tất yếu trong thời đại ngày nay. Toàn cầu hóa kinh tế có tác động nhiều mặt, vừa mang lại nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều khó khăn, thách thức cho các nước, đặc biệt đối với nước ta, một nước nông nghiệp, dân số chủ yếu là nông dân và sinh sống ở nông thôn. Quan điểm của Đảng ta là “...chủ động, tích cực hội nhập kinh tế sâu hơn, đầy đủ hơn với khu vực và thế giới” [1]. Việc nước ta gia nhập WTO, đã khẳng định sự chủ động, tích cực tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế một cách ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ. Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế, gia nhập WTO, thể hiện nước ta sẵn sàng chấp nhận những thời cơ và thách thức mới. Như vậy, việc nắm vững những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa, của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển kinh tế xã hội nước ta nói chung, đối với nông nghiệp - nông thôn - nông dân nói riêng là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những cơ hội của nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. + Cơ hội mở rộng thị trường Khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới như WTO, ASEAN, nông nghiệp nước ta sẽ có cơ hội mở rộng thị trường nông sản xuất khẩu, bởi sẽ được tiếp cận thị trường nông sản của các nước thành viên của các tổ chức khu vực và thế giới. Những mặt hàng xuất khẩu truyền thống của nước ta như gạo, cà phê, cao su, điều... sẽ có điều kiện tốt hơn về thị trường đầu ra. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo ra những cơ hội thu hút vốn đầu tư cho nông nghiệp, tạo điều kiện để nông nghiệp có thể tiếp thu công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. + Cơ hội để nông thôn thoát khỏi đói nghèo Việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa sẽ là những cơ hội rất to lớn để nông thôn thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và chậm phát triển. Nông thôn sẽ có cơ hội tiếp cận với những tiến bộ về khoa học - công nghệ; giao lưu với các nền văn hoá; tiếp cận với những nguồn tài trợ để phát triển kết cấu hạ tầng, xoá đói giảm nghèo. Nhờ vậy, kinh tế nông thôn sẽ có cơ hội phát triển. Các ngành nghề kinh tế ở nông thôn, các thành phần kinh tế ở nông thôn như kinh tế hộ và kinh tế trang trại, các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến nông sản, gia công, sản xuất đồ gia dụng, sẽ được chú trọng phát triển, nhất là các làng nghề được khôi phục và phát huy. Bộ mặt kinh tế - xã hội, văn hoá - xã hội của nông thôn đã có những đổi thay đáng kể, góp phần làm cho nông thôn được đô thị hoá, xích lại gần hơn với thành thị và thế giới. + Góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt nam vốn là một nước nông nghiệp, với cơ cấu kinh tế thuần nông, lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã hội. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, nước ta đã tiến hành công nghiệp hóa, với mục tiêu phát triển nước ta thành một nước công nghiệp có cơ cấu kinh tế hiện đại. Trong quá trình đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có rất nhiều biến đổi, cơ cấu kinh tế ở nông thôn cũng dần được chuyển dịch theo hướng hiện đại, cả cơ cấu ngành nghề, cơ cấu thành phần, cơ cấu lao động. Cơ cấu kinh tế công - nông - dịch vụ từng bước được hình thành, trong đó nông nghiệp đóng vai trò nền tảng cho công nghiệp và dịch vụ phát triển, nông dân luôn là chủ thể năng động, sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn là địa bàn diễn ra những hoạt động kinh tế sôi nổi. Trong quá trình đổi mới, giá trị sản lượng nông nghiệp (cả nông, lâm, ngư nghiệp) liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 5,55%/năm và tăng GDP 3,36%/năm. Người nông dân đã dần chú trọng đến phát triển thông tin thị trường, xúc tiến thương mại; nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung được hình thành như vùng lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, cà phê ở Tây Nguyên, chè ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, cao su ở Đông Nam Bộ... Vì thế, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu thứ nhất về hạt tiêu (chiếm 14,3% thị phần thế giới), về cà phê vối (chiếm 40% thị phần thế giới), thứ hai về lúa gạo (chiếm 12% thị phần thế giới), về hạt điều (chiếm 9,5% thị phần thế giới)... Với vị trí quan trọng như vậy, nông nghiệp đã trở thành chìa khoá đối với sự ổn định và phát triển của đất nước. [4] Phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh sẽ tạo việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn, thuận lợi cho tích luỹ và đầu tư. Cơ sở công nghiệp là nơi đặt hàng, tiêu thụ hàng hóa cho nông nghiệp và giúp nông nghiệp sản xuất nguyên liệu với công nghệ, chất lượng, giá trị cao hơn; cung cấp vật tư, thiết bị cho nông nghiệp với giá cạnh tranh hơn. Các loại hình dịch vụ ở nông thôn như thương nghiệp, tín dụng, khoa học công nghệ và tư vấn cùng với cơ sở hạ tầng ở nông thôn như điện, đường, trường, trạm tạo điều kiện hơn cho sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Quá trình phát triển kinh tế nông thôn là quá trình phát triển của phân công lao động xã hội. Qu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cơ hội nông nghiệp Thách thức nông nghiệp Nông nghiệp nông thôn Quá trình hội nhập kinh tế Hội nhập kinh tế quốc tế Kinh tế quốc tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 431 0 0
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 348 0 0 -
97 trang 327 0 0
-
23 trang 206 0 0
-
11 trang 173 4 0
-
3 trang 170 0 0
-
23 trang 167 0 0
-
Tài liệu học tập Quản trị kinh doanh quốc tế: Phần 1
82 trang 162 0 0 -
Xuất nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
13 trang 140 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học vĩ mô - Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
17 trang 134 0 0