Danh mục

NHỮNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

Số trang: 9      Loại file: doc      Dung lượng: 103.00 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong lĩnh vực quản lý môi trường (QLMT) nói chung và quản lý chất thải rắn (QLCTR) nói riêng, một hệ thống các công cụ được sử dụng nhằm đem đến hiệu quả về bảo vệ môi trường cao nhất; bao gồm các công cụ quản lý mang tính kỹ thuật và các công cụ quản lý hành chính…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHỮNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NHỮNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Trong lĩnh vực quản lý môi trường (QLMT) nói chung và quản lý chất thải rắn(QLCTR) nói riêng, một hệ thống các công cụ được sử dụng nhằm đem đến hiệu quảvề bảo vệ môi trường cao nhất; bao gồm các công cụ quản lý mang tính kỹ thuật vàcác công cụ quản lý hành chính… Nguồn phát sinh Tồn trữ, phân loại tại nguồn Thu gom Trung chuyển và Tái sử dụng, tái vận chuyển chế và xử lý Bãi chôn lấp Trên đây là một mô hình về hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn đô thị đangđược áp dụng. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của công tác QLCTR, ngoài biện phápquản lý kỹ thuật như trên, những nhà quản lý, những nhà hoạch định chính sách cònđề xuất sử dụng nhiều biện pháp quản lý khác. Cách tiếp cận truyền thống đối với vấn đề này là phương pháp “Ra lệnh vàKiểm soát” (CAC) – tức là người ta tính toán và định ra những tiêu chuẩn cụ thể nàođó, rồi buộc những người gây ô nhiễm phải đảm bảo xả thải dưới mức tiêu chuẩncho phép. Nộp phạt là hình thức mà những người gây ô nhiễm “trả giá” cho hành viphát thải vượt quá tiêu chuẩn của mình. Tuy nhiên, khoản phạt bao nhiêu là hợp lý, là đủ tính răn đe? Điều đó còn phảibàn cải nhiều bởi trên thực tế, các khoản phạt hiện nay cho những hành vi gây ônhiễm còn quá thấp, thấp đến nỗi mà người gây ô nhiễm chấp nhận chịu phạt hơn làtrang bị các phương tiện khống chế ô nhiễm. Bên cạnh đó, cách tiếp cận CAC khôngtạo ra những động lực khuyến khích người gây ô nhiễm cải thiện hành vi, cải tiếncông nghệ, chủ động hơn trong các vấn đề QLMT . Nhằm hỗ trợ cho công tác QLMT nói chung và QLCTR nói riêng, các công cụkinh tế được xây dựng và áp dụng. Trong lĩnh vực QLCTR, có hơn 90 công cụ kinh tếđược nhận dạng. Các công cụ này được phân thành 03 nhóm chính: - Nhóm công cụ tạo ra nguồn thu - Nhóm công cụ kích thích sự đầu tư - Nhóm công cụ làm thay đổi hành vi Nội dung chính của bài viết này giúp chúng ta phân biệt rõ ràng từng nhóm côngcụ, rút ra một số bài học điển hình trên thế giới. Thông qua đó, hình thành nên nhữngtiêu chuẩn lựa chọn công cụ giúp các nhà quản lý môi trường sử dụng thành công cáccông cụ kinh tế trong điều kiện cụ thể của quốc gia. I. Nhóm công cụ tạo ra nguồn thu Dựa vào tên của nhóm công cụ này, chúng ta cũng có thể hình dung được phầnnào chức năng của nó – đó là những công cụ kinh tế được áp dụng để tạo ra nguồn thucho mục đích bảo vệ và cải thiện môi trường hoặc được sử dụng cho những mục đíchkhác. Nguồn thu được tạo ra thông qua 03 phương tiện chính: - Phí: Phí chất thải, phí thu gom chất thải, phí ô nhiễm, phí người sử dụng,… - Thuế: Thuế bất động sản, thuế thu nhập, thuế GTGT, thuế xanh/thuế sinh thái, thuế ô nhiễm,… - Quỹ: từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 1. Các loại phí Các loại phí được áp dụng trong lĩnh vực này bao gồm phí phát sinh chất thải,phí thu gom chất thải, phí ô nhiễm... Ở đây một loại phí đáng chú ý trong lĩnh vựcQLCTR là phí người sử dụng. Phí người sử dụng được chia làm 02 loại (tuỳ vào sở thích áp dụng của từngquốc gia): + Phí người sử dụng có tỷ lệ thay đổi được – dựa trên mỗi đơn vị chất thải + Phí người sử dụng cố định/ấn định trên mỗi hộ gia đình Đối với những hộ gia đình giàu, sự chênh lệch/khác biệt về phí không phải làvấn đề lớn/đáng quan tâm đối với họ. Tuy nhiên, đối với những gia đình có thu nhậpthấp, việc định ra phí người sử dụng để khuyến khích hoạt động tái chế, ngăn cảnphát sinh chất thải nhưng đồng thời không dẫn đến sự đổ thải bất hợp pháp… là mộtvấn đề hết sức khó khăn. Điều thú vị có thể nhận thấy ở đây là phí người sử dụng được xem như là mộtloại phí mang tính áng chừng. Nghĩa là một mức phí được đặt ra thông qua việc ángchừng về tỷ lệ phát sinh chất thải nào đó cũng như nhu cầu về dịch vụ CTR. Ngườiphát sinh chất thải phải trả khoản phí áng chừng này, khoản phí này có thể được giảmnếu người phát sinh chất thải đủ cơ sở để chứng minh rằng gánh nặng môi trường màhọ có thể gây ra thấp hơn so với khoản phí đó. Ngân hàng thế giới nghiên cứu hàng loạt những công cụ kinh tế ở Châu Mỹ LaTinh phát hiện rằng họ tập trung tạo ra lợi tức hơn là cải thiện chất lượng môitrường. Phí người sử dụng trả cho hoạt động thu gom hoặc đổ thải đa số được thiết lậpở mức thấp và nguồn thu được tạo ra không trực tiếp hỗ trợ cho lĩnh vực CTR.Colombia và Ecuador cho phép một thuế cố định về CTR được bổ sung vào hóa đơntiền điện giúp cho việc bù lại toàn bộ chi phí. Các thành phố Mỹ La Tinh khác gặp khókhăn trong việc thực hiện phí người sử dụng với kết quả về chi phí bù đắp dao đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: