Danh mục

Những đề xuất cách tân thể loại trong truyện thơ Nôm Nguyễn Đình Chiểu Phần 1

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 185.77 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Từ trung đại sang / lên hiện đại là xu thế tất yếu của nền văn học. Xu thế ấy manh nha trong văn học Việt Nam muộn nhất là từ giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX (gọi tắt: Trung đại III).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những đề xuất cách tân thể loại trong truyện thơ Nôm Nguyễn Đình Chiểu Phần 1Những đề xuất cách tân thểloại trong truyện thơ Nôm Nguyễn Đình Chiểu Phần 1 1. Từ trung đại sang / lên hiện đại là xu thế tất yếu của nền văn học. Xu thế ấymanh nha trong văn học Việt Nam muộn nhất là từ giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII –nửa đầu thế kỷ XIX (gọi tắt: Trung đại III). Đến cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, lịchsử văn học sẽ xác lập và tập hợp đầy đủ dần cả một hệ tiêu chí cho hiện đại hoá. Còn từnửa đầu thế kỷ XIX trở về trước, nội dung và nhiệm vụ của hiện đại hoá đặt ra một cáchchưa đầy đủ là phá vỡ phạm trù Trung đại trong văn học, khắc phục dần những giới hạncủa nó. Sự hình thành và trưởng thành ba thể loại văn học tiếng Việt (văn Nôm) nội sinhbề thế – ngâm khúc, truyện thơ, hát nói; sự xuất hiện cả một trào lưu nhân văn khẳngđịnh Con người – và cùng với nó, sự phê phán đích danh bản thân chế độ phong kiến;sau nữa, sự xuất hiện loại hình tác giả hầu như khác trước làm chủ văn đàn – nho sĩ tàitử, phi chính thống…, tất cả đưa đến một cảnh tượng huy hoàng chưa có tiền lệ mà cũngkhông lặp lại: cả một giai đoạn cổ điển(1) về văn học, từ Chinh phụ ngâm đến hát nóiNguyễn Công Trứ. Vì nhiều lý do, trước hết vì trở ngại chữ viết (văn tự Nôm chỉ được tạo tác và sửdụng tuỳ tiện, không hề được quy phạm hoá) mà tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt khôngthể hình thành trước khi chữ Quốc ngữ(2) được chấp nhận (dù là cưỡng bách) vào sinhhoạt xã hội rộng rãi(3). Nhưng một cách tất yếu, xã hội phát triển đến trình độ nhất định,nhu cầu về tiểu thuyết (đọc và viết) xuất hiện tự nhiên, không cưỡng được. Truyện thơ(và ngâm khúc) ra đời với tư cách thể loại văn học là giải pháp cho tình hình ấy. Song, làgiải pháp thay thế thì bao giờ cũng giới hạn ở tính tình thế nhất thời, dù rằng cái nhấtthời kéo ra hàng thế kỷ. Nghĩa là xã hội vẫn tiến hoá với nhịp độ ngày càng lớn, văn họcvẫn tiến bộ và có nhu cầu tiến bộ, thế tất đến lúc sự thay thế trên kia trở nên bất cập, nhucầu đời sống vẫn quay về chính tắc, đòi hỏi đích thực tiểu thuyết văn xuôi. Bởi lẽ, nhưM. Bakhtin, nhà lý luận tiểu thuyết nổi tiếng đã khái quát: “tiểu thuyết là thể loại vănchương duy nhất luôn luôn biến đổi, do đó nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạybén hơn sự biến chuyển của bản thân hiện thực”(4). Có thêm nhân tố ngoại lai tác động,điều tự nhiên này trở nên có chứng cớ hiển nhiên trong văn học Việt Nam, muộn nhất làtừ 1886-1887, khi truyện Thầy Lazarô Phiền được tác giả của nó (Nguyễn TrọngQuản(5)) viết và in ra một cách có ý thức(6). 2.1. Với tư cách một tác gia văn học thì Nguyễn Đình Chiểu thuộc giai đoạn vănhọc nửa cuối thế kỷ XIX (1858-1900 – giai đoạn thứ tư trong văn học trung đạiViệt Nam, gọi tắt: Trung đại IV). Nhưng nói cho thật đủ, lại phải thấy thêm, Lục VânTiên (LVT)(7), truyện thơ đầu tay của tác gia Nam Bộ này là thuộc giai đoạn vănhọc Trung đại III (nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX). Vì thời điểm nó ra đời(đầu những năm 50 thế kỷ XIX, trước cái mốc 1858 cả chục năm). Còn vì nó thuộc sốvài ba tác phẩm tiêu biểu nhất cho thể loại truyện thơ Nôm, một thành tựu thể loại nổibật đã trở thành đặc điểm giai đoạn của văn học Trung đại III. Còn vì lẽ thứ ba, quantrọng hơn: những đặc sắc thể loại chỉ có ở LVT, mà một khi bỏ qua hoặc phân lập nóvới Trung đại III, sẽ khó hình dung đầy đủ bức tranh lịch sử về thể loại, và bước đi hợpquy luật, có thật của văn học sử ở thời đại ấy. 2.2. Hệ thống nhân vật truyện thơ(8) trung đại Việt Nam có hai đặc trưng nổi bậtliên quan đến việc xem xét đặc điểm nhân vật LVT: 1/ Mỗi nhân vật, dù được miêu tảđạt tới bề dầy một tính cách thì cũng chỉ là tính cách nhất phiến. Nghĩa rằng cái gọi là bềdầy ấy đã bị nguyên tắc thi pháp nhân vật của thể loại giát mỏng ra, dẹt hoá đi: nó khôngcó chiều kích mang tính lập phương. Toàn bộ tính cách của nhân vật được ấn định mộtcách tiên nghiệm ngay từ trong ý đồ tác giả, và cố định trong suốt vận mệnh tác phẩm.Quá trình nhân vật chỉ là sự trải dài cơ học đơn thuần những gì có sẵn, định sẵn ấy. Biếncố mà nhân vật trải qua chỉ là những sự kiện hầu như ngoại tại thuần tuý đối với tínhcách, được gá hờ vào cốt truyện, làm thành những cơ hội giả tạo để nhân vật phô ranhững gì đã được tác giả sắm sẵn cho, từ trước khi hạ sinh ra nó. Cũng như thế, về phíatác giả, những biến cố vừa nói chỉ là những cái cớ bịa đặt, nếu xét từ cấu trúc nội tại củatính cách nhân vật, để trải ra và nối thêm ra những gì đã được ông ta nói trắng ngay từđầu, về tính cách nhân vật của mình. (Cố nhiên có khi nó có nhiệm vụ “nghệ thuật”riêng, chẳng hạn, ly kỳ hoá, môtip hoá tình tiết cốt truyện, gợi tò mò của độc giả. Nhưngkhi đó, ý nghĩa “nghệ thuật” – sự hấp dẫn của cái ly kỳ, đã hoàn tất ngay trong bản thântình tiết, không / hầu như không liên quan gì đến cái tính cách này hay khác của cácnhân vật). 2/ Tuy vậy, tác phẩm vẫn là cả một thế giới được tạo dựng lên, mà ở đónhững nhân-vật-người là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: