“Có những chuyện không muốn nhớ mà lại quên Có những chuyện không muốn quên mà lại nhớ” Đừng thắc mắc những lời này! Chẳng qua chỉ là lời của một bà già lẩm cẩm.Như một thông lệ thường tình, cứ vào mỗi đêm trăng tròn, má lại dọn một mâm quả dâng lên cái bàn thờ nhỏ liêu xiêu. Mâm quả thường là những loại trái cây có sẵn ngoài vườn, một nải chuối sim, mấy trái cam sành, một trái bưởi đã bóc vỏ lụa để lộ ra những múi đỏ hồng căng mọng. Má sắp cẩn thận...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những đêm trăng muộn Những đêm trăng muộn TRUYỆN NGẮN CỦA LA NGUYỄN QUỐC VINH “Có những chuyện không muốn nhớ mà lại quên Có những chuyện không muốn quên mà lại nhớ” Đừng thắc mắc những lời này! Chẳng qua chỉ là lời của một bà già lẩm cẩm.Như một thông lệ thường tình, cứ vào mỗi đêm trăng tròn, má lại dọn một mâm quả dânglên cái bàn thờ nhỏ liêu xiêu. Mâm quả thường là những loại trái cây có sẵn ngoài vườn,một nải chuối sim, mấy trái cam sành, một trái bưởi đã bóc vỏ lụa để lộ ra những múi đỏhồng căng mọng. Má sắp cẩn thận rồi trịnh trọng đặt trước khung hình của một ông diễnviên người Mỹ nào đó mà má hay nói với anh là “di ảnh ba mày”. Sau đó, má cắm mộtbó bông trang đỏ, thắp mấy nén nhang, khấn vái một hồi là má khóc…Mà, y như rằng những lần má khóc trước bàn thờ, thì không một trận lụt nào sánh kịp.Má cứ đứng và khóc hoài, khóc đến mỏi cứng hai chân. Đến khi trở vào buồng, nằm chòco trên chiếc giường ọp ẹp, má vẫn không thôi cơn xúc động. Và phía bên ngoài, nhữngtiếng hức nức nở của má cứ nhoi nhói vào tâm khảm anh… Đó là những buổi giỗ cha màanh còn nhớ được, những buổi giỗ không thịt cá cơm canh, những buổi giỗ được minhhọa bằng nước mắt, giọng khóc cồn cào trong nỗi niềm khắc khoải.Anh không hiểu nổi ngoài cái lý do đầu óc má lẩn thẩn, thì còn lý do nào khác hay không,mà mỗi năm nhà anh có đến mười hai cái giỗ. Dường như thời gian trước mắt má khôngcó giá trị tháng năm nữa, mà nó đã được tính bằng sự chờ đợi mỏi mòn những con trăng.Nên đêm nào má cũng lạch bạch chạy ra hiên nhà, ngó lên cao, thấy trăng đã đầy, trònvành vạnh là má đi thẳng ra sau vườn, bẻ trái cây, chuẩn bị một buổi giỗ mà má chưa hềtoan tính trước. Nó bất ngờ và đầy ngẫu hứng, như những nén nhang cũng cháy xoẹt lênmột cách ngẫu nhiên, dĩa trái cây cũng ngẫu nhiên những loại quả còn xanh chưa kịpchín… Chỉ có nước mắt của má là không hề bất chợt, nó tuôn ra sau khi má khấn vái,hoài niệm một lúc lâu. Và anh cứ nghĩ nếu mà má không khóc được, nếu nước mắt khôngchảy ra, chắc chắn má sẽ không thở nổi vì những nghẹn ngào dồn nén trong lòng, xuấtphát từ một nỗi trăn trở nào đó đã xa vời, cũ kỹ.Cứ thế mà những mùa trăng cứ liên tiếp trôi qua trong những buổi giỗ đầy day dứt.Không biết do đã thấm nhuần những xúc cảm và nước mắt hay sao, mà những “tấm diảnh” cứ được má thay mới đều đều. Hễ má vô tình lướt đôi mắt kèm nhèm mòn mỏi vàomột tờ báo nào đó, thấy hình ảnh một người đàn ông Mỹ nào đó, là má lại trầm trồ, ôngnày mới đúng là cha mày nè! Rồi má lật bật đứng dậy, gỡ tấm hình cũ ra khỏi khung, cắttấm hình vừa thấy trên báo, lồng vào. Những nhát kéo trên đôi tay run rẩy của má dẫu cóphạm vào bất kỳ phần nào trên tấm ảnh, cũng không bao giờ chạm tới gương mặt nhữngngười đàn ông với đôi mắt xanh, da trắng và cái đầu hói lưa thưa những sợi vàng. Má tủmtỉm nhìn vào “tấm di ảnh” mới:- Cha mày ngày xưa đẹp trai dễ sợ!***Anh biết rõ cha mình là người Mỹ, một sự thật không thể chối cãi, nhưng anh lại khôngcách nào chối bỏ. Vô phương chối bỏ khi mà những đường nét phương Tây như nhữngvết khắc chìm - nổi, ai óan hiển hiện trong đôi mắt xanh, trên chiếc mũi khoằm và đôimôi móm xộm. Mấy lần anh cố tình phủ lên mái tóc xoăn vàng óng của mình một màuđen, nhưng thời gian qua, mái tóc vàng như một sự thật trần trụi bị phơi bày khi màu đenđã nhạt. Nhiều lần như thế, anh nhận ra mình bất lực trước những thứ đã an bài. Và chodù anh có đi giải phẫu thẩm mỹ tòan bộ gương mặt, nhuộm đen cả mái đầu thì anh cũngkhông thể nào nhuộm màu lên đôi mắt, hoặc thay mới những dòng máu đang rộn rạngtrong huyết mạch mình.Nên cái hôm gia đình được phường cấp cho căn nhà tình nghĩa, anh chống cây nạn đứngcạnh bên má trước những tràn vỗ tay của bà con lối xóm và những cán bộ phường màthấy mồ hôi túa ra ướt cả lưng áo, khi vô tình bắt gặp rất nhiều ánh mắt soi mói lên máiđầu với những sợi tóc nửa đen nửa vàng của anh. Họ nhìn anh, rồi lại nhìn má, như đangđối chiếu những hình hài. Họ xầm xì nói với nhau điều gì đó, ánh mắt âm thầm liên liếcvề phía anh. Anh không hiểu họ đang nói gì, nhưng cảm giác nặng trịch trong lòng khiếnđôi chân anh bỗng rụn rời, anh khụy xuống, cây nạn nằm chỏng gọng kế bên; người ta bắtđầu bỏ dở cuộc xì xào, xúm lại đỡ anh dậy trong khi má ngơ ngơ ngác ngác nhìn lên bầutrời tìm kiếm một ánh trăng nào đó giữa buổi xế chiều. Má không còn nhận biết điều gìngoài những ánh trăng, kể cả căn nhà tình nghĩa này cũng trở nên vô nghĩa. Đối với má,hiện tại và tương lai chẳng là gì, má chỉ giữ lại riêng mình một phần nhỏ nhoi nào đóthuộc về quá khứ. Mà, giữ lại cũng chẳng để làm gì; giữ lại chỉ để ray rức, để cắng đắng,để tự dày vò chính bản thân...Má nhớ hoài một vệt quá khứ đã lấm lem nước mắt, và lấm lem máu. Trong cái ...