Danh mục

Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Lao động năm 2019

Số trang: 68      Loại file: pdf      Dung lượng: 971.84 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (68 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách "Tìm hiểu những điểm mới cơ bản của Bộ luật Lao động năm 2019" gồm có 3 phần như sau: Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Lao động năm 2019 đối với người lao động; Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Lao động năm 2019 đối với người sử dụng lao động; Một số điểm mới khác của Bộ luật Lao động năm 2019. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Lao động năm 2019 UBND TỈNH BẮC GIANG SỞ TƢ PHÁP Ký bởi Sở tư pháp Giờ ký: 17/08/2020 09:09:36 TÌM HIỂU NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019 Bắc Giang, năm 2020 2 LỜI NÓI ĐẦU Bộ luật Lao động đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành ngày 23/6/1994 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/1995. Sau 25 năm, Bộ luật Lao động đã qua 4 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007 và 2012. Qua tổng kết thi hành Bộ luật Lao động năm 2012 bên cạnh những kết quả đạt được thì Bộ luật cũng đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập, chưa đáp ứng sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của thị trường lao động, yêu cầu nâng cao năng suất lao động, yêu cầu cải tiến quản trị nhân lực doanh nghiệp trong bối cảnh tác động của cách mạng công nghệ lần thứ 4. Bên cạnh đó, những năm gần đây Quốc hội đã ban hành nhiều luật mới làm thay đổi hoặc phát sinh những vấn đề mới liên quan tới nội dung, kết cấu của Bộ luật Lao động. Với mục đích góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy thị trường lao động phát triển; giải quyết căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành sau 7 năm áp dụng trên thực tế; bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động; đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam hiện nay để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ cũng như đáp ứng các yêu cầu thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực lao động, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 3 20/11/2019 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Bộ luật Lao động năm 2019. Bộ luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Bộ luật Lao động năm 2019 được sửa đổi cơ bản, toàn diện gồm 17 chương, 220 điều, quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động. Để góp phần trang bị, phổ biến những điểm mới cơ bản của Bộ luật Lao động năm 2019 đến các báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể nhân dân, Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang biên soạn và phát hành cuốn sách 'Tìm hiểu những điểm mới cơ bản của Bộ luật Lao động năm 2019'. Cuốn tài liệu gồm 03 phần: Phần thứ nhất: Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Lao động năm 2019 đối với người lao động Phần thứ hai: Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Lao động năm 2019 đối với người sử dụng lao động Phần thứ ba: Một số điểm mới khác của Bộ luật Lao động năm 2019 Trong quá trình biên soạn tài liệu không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự trao đổi, chia sẻ và góp ý của quý bạn đọc. Sở Tư pháp trân trọng giới thiệu! SỞ TƢ PHÁP TỈNH BẮC GIANG 4 Phần thứ nhất NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019 ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG 1. Mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 thì phạm vi điều chỉnh gồm: “Tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động”. Nay theo Bộ luật Lao động năm 2019 thì ngoài phạm vi điều chỉnh như Bộ luật Lao động năm 2012, đã sửa đổi và bổ sung phạm vi điều chỉnh của “Tổ chức đại diện tập thể lao động” thành “Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở”, cụ thể tại Điều 1 Bộ luật Lao động năm 2019 cụ thể như sau: “Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động”. Đồng thời, ngoài các đối tượng áp dụng theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 thì Bộ luật Lao động năm 2019 đã mở rộng thêm đối tượng áp dụng là “Người làm 5 việc không có quan hệ lao động”, cụ thể tại Điều 2 Bộ luật Lao động năm 2019 cụ thể như sau: “1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động. 2. Người sử dụng lao động. 3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. 4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động”. 2. Về tổ chức đại diện ngƣời lao động Bộ luật Lao động năm 2019 đã bổ sung quy định về 'tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở' bao gồm: - Công đoàn cơ sở (thuộc hệ thống Công đoàn Việt Nam). - Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (không thuộc hệ thống Công đoàn Việt Nam). Đây là lần đầu tiên Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định pháp luật ghi nhận về việc có thể thành lập 'tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp' không phải là tổ chức công đoàn để đại diện cho người lao động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong quan hệ lao động. Trước đó, Bộ luật Lao động năm 2012 chỉ ghi nhận tổ chức công đoàn là tổ chức đại diện tập thể lao động: 'Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở ...

Tài liệu được xem nhiều: