Luật Thương mại 2005 được áp dụng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác có các hoạt động liên quan đến thương mại. Riêng đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thì căn cứ vào những nguyên tắc của Luật này, Chính phủ sẽ quy định cụ thể bằng văn bản dưới luật. Luật Thương mại 2005 đã mở rộng đối tượng áp dụng, không chỉ bao gồm thương nhân hoạt động thương mại như cũ mà còn áp dụng cho cả tổ chức,
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những điểm mới của Luật Thương mại năm 2005 Những điểm mới của Luật Thương mại năm 2005 Luật Thương mại năm 2005 gồm 9 chương, 324 điều (so với Luật Thương mại năm 1997 có 6 chương, 264 điều), trong đó có 96 điều trong Luật Thương mại năm 1997 được bãi bỏ, 149 điều được sửa đổi và 143 điều được bổ sung mới. Bố cục của Luật Thương mại (sửa đổi) gần như được đổi mới hoàn toàn so với Luật Thương mại năm 1997. Sự đổi mới đó chủ yếu là do việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật, không chỉ điều chỉnh các hoạt động mua bán hàng hoá mà còn điều chỉnh cả các hoạt động cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại. Các nhóm hoạt động thương mại cùng tính chất được tập hợp trong chương riêng: Chương IV quy định về Xúc tiến thương mại hay Chương V về Các hoạt động trung gian thương mại... Luật Thương mại 2005 được áp dụng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác có các hoạt động liên quan đến thương mại. Riêng đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thì căn cứ vào những nguyên tắc của Luật này, Chính phủ sẽ quy định cụ thể bằng văn bản dưới luật. Luật Thương mại 2005 đã mở rộng đối tượng áp dụng, không chỉ bao gồm thương nhân hoạt động thương mại như cũ mà còn áp dụng cho cả tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại. Luật Thương mại 2005 có điểm khác biệt với Luật Thương mại 1997 ở chỗ đối tượng thương nhân đã được mở rộng khái niệm để bao trùm toàn bộ những chủ thể có hoạt động thương mại. Luật Thương mại 2005 quy định các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại phù hợp với nguyên tắc của Bộ Luật Dân sự 2005 cũng như thực tiễn hoạt động thương mại tại VN. Việc mở rộng khái niệm thương mại đã giúp hài hoà nguyên tắc điều chỉnh hoạt động thương mại của VN với chuẩn mực quốc tế. Cụ thể, khái niệm hoạt động thương mại của VN hiện đã bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và các khía cạnh thương mại của đầu tư và sở hữu trí tuệ. Việc mở rộng này còn giúp cho việc giải quyết các tranh chấp quốc tế được thực hiện dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho VN thực thi được cam kết cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài liên quan đến thương mại tại VN. Việc Luật Thương mại 2005 thừa nhận và thể chế những nguyên tắc như: nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại; tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại; áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên; bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng; thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại... đã giúp xác định rõ cơ chế quản lý hoạt động thương mại cũng như giúp các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động thương mại biết rõ nguồn quyền và nghĩa vụ của mình. Ngoài ra, việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu là cơ sở pháp lý quan trọng để VN có thể triển khai thương mại điện tử trong thời gian tới. Ngoài ra, Luật Thương mại 2005 xác định các hình thức và quyền hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài tại VN. So với Luật Thương mại năm 1997, Luật Thương mại 2005 bổ sung thêm hai hình thức hoạt động bao gồm DN liên doanh, DN 100% vốn nước ngoài. Sự bổ sung này là phù hợp với quy định của các điều ước quốc tế mà VN đã ký kết hoặc tham gia. Mặt khác, các hoạt động khuyến mãi trước đây chỉ có 6 điều trong Luật Thương mại 1997 nay đã được bổ sung và sửa đổi thành 14 điều; Quảng cáo thương mại tăng từ 12 (Luật Thương mại 1997) lên 15 điều; Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ tăng từ 10 lên 12 điều; Hội chợ, triển lãm thương mại tăng từ 11 lên 12 điều. Nhiều nội dung mới được đưa vào như: bổ sung các hình thức khuyến mãi, làm rõ các thông tin phải thông báo công khai trong hoạt động khuyến mại; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo thương mại; ghi nhận thêm hoạt động dịch vụ cũng được giới thiệu và bổ sung hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ qua Internet; trách nhiệm của các bên trong hoạt động hội chợ, triển lãm... Luật Thương mại năm 2005 đã bổ sung một số quy định về nguyên tắc đấu giá, người tổ chức đấu giá, người bán hàng và các quyền, nghĩa vụ của họ; quy định cụ thể những người không được tham gia đấu giá; thời hạn niêm yết việc bán đấu giá và trình tự tiến hành cuộc đấu giá... ...