Danh mục

Những điểm mới, thách thức và tác động của chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 419.52 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích những đổi mới cơ bản của Chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông, theo 6 nhóm: Chương trình theo tiếp cận phát triển năng lực, giáo dục tích hợp, cấu trúc 2 giai đoạn, một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, phân cấp quản lí thực hiện chương trình, kiểm tra, đánh giá theo tiếp cận năng lực đồng thời đưa ra những thách thức và những tác động đến hệ thống giáo dục, học sinh, giáo viên và cán bộ quản lí.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những điểm mới, thách thức và tác động của chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông VJE Tạp chí Giáo dục, Số 442 (Kì 2 - 11/2018), tr 1-5 NHỮNG ĐIỂM MỚI, THÁCH THỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Đinh Quang Báo - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phan Thị Hồng The - Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Hà Văn Dũng - Tạp chí Giáo dục Ngày nhận bài: 20/09/2018; ngày sửa chữa: 01/10/2018; ngày duyệt đăng: 20/10/2018. Abstract: The paper analyzes fundamental innovations of new education curriculum and textbook in six groups: The program follows a capacity development approach, integrated education, twostage structure, multiple textbooks, decentralization of management, and assessments by capacity approach; it also presents the challenges and implications for the education system, students, teachers and administrators. The research results will help teachers, scientists and administrators to have an overview of how to successfully implement the curriculum. Keywords: Challenges, innovations, implications, general education Curriculum, textbook. đầu ra được mô tả bằng hệ thống các năng lực chung và năng lực đặc thù, trong đó mỗi năng lực được cụ thể hóa bằng các tiêu chí, chỉ báo sắp xếp theo một logic chặt chẽ thuận tiện cho việc rèn luyện và lựa chọn nội dung kiến thức, phương pháp dạy học phù hợp với học sinh ở các lứa tuổi từ lớp 1 đến lớp 12. Các phẩm chất và năng lực đó xuyên suốt các lớp, các cấp học, các môn học, hoạt động giáo dục và dựa vào đó xác định các phương thức dạy học tích hợp, phát triển năng lực, tác động một cách trực tiếp làm thay đổi mô hình, cấu trúc sách giáo khoa. Vì vậy, song song với đổi mới chương trình phải đổi mới sách giáo khoa. - Thách thức: Chương trình và sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực người học cũng đặt ra những thách thức phải vượt qua mới đạt được kết quả mong đợi. Các thách thức đó là: + Người xây dựng chương trình môn học, hoạt động giáo dục phải có năng lực xác định và mô tả chuẩn đầu ra đủ tường minh cho việc lựa chọn lĩnh vực môn học, các môn học, các hoạt động giáo dục; cho việc lựa chọn phương pháp dạy học, cách đánh giá kết quả giáo dục; cho việc biên soạn sách giáo khoa đáp ứng mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình. Như vậy, có thể xem mục tiêu và chuẩn đầu ra là bản thiết kế, còn người soạn sách giáo khoa, người dạy, người học, người quản lí chất lượng giáo dục là người đọc bản vẽ thiết kế và thi công làm ra sản phẩm là nhân cách học sinh. + Biên soạn sách giáo khoa phải bảo đảm sao cho sách giáo khoa thực hiện được 02 chức năng cơ bản: cung cấp thông tin chính xác, khoa học và hướng dẫn quá trình sư phạm. Điều đó đòi hỏi người soạn sách giáo khoa vừa giỏi khoa học chuyên ngành, vừa tinh thông khoa học sư phạm. 1. Mở đầu Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về “đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [1]; Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về “đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT” [2]; Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” [3], Bộ GD-ĐT đã triển khai và công bố xin ý kiến dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới (Chương trình tổng thể) vào ngày 28/7/2017 [4]. Đây được coi là một sự thay đổi lớn trong ngành Giáo dục khi chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông chuyển từ cách tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Cách tiếp cận này là phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, để chương trình và sách giáo khoa mới triển khai đúng mục tiêu đề ra, các nhà xây dựng chương trình phải phân tích được những điểm mới và những thách thức mà chương trình mang lại, cũng như mô tả được những tác động của chương trình đến các thành tố trong hệ thống giáo dục quốc dân. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những điểm mới, thách thức của Chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2.1.1. Chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh - Điểm mới: Chương trình và sách giáo khoa theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực giúp cho việc xác định mục tiêu giáo dục được tường minh bằng Chuẩn 1 Email: baodq@hnue.edu.vn VJE Tạp chí Giáo dục, Số 442 (Kì 2 - 11/2018), tr 1-5 Phương pháp dạy học bằng thuyết trình truyền đạt thông tin một chiều làm mất phản ứng chủ động tích cực của học sinh trong quá trình nhận thức đang phổ biến ở nhà trường phổ thông, trở thành hoạt động khó thay đổi ở cả giáo viên, học sinh và người quản lí giáo dục. Đây là vấn đề cản trở lớn cho việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực. Nếu không có giải pháp tích cực trong bồi dưỡng, đào tạo lại giáo viên thì mục tiêu đổi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: