Danh mục

Những điều cần biết về sỏi thận

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 220.34 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu những điều cần biết về sỏi thận, y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những điều cần biết về sỏi thậnNhững điều cần biết về sỏi thậnSỏi thận là bệnh do các viên sỏi được tạo thành trong thận gây nên vớinhững biểu hiện dữ dội như cơn đau quặn thận và các biến chứng nguy hiểmnhư nhiễm khuẩn, suy thận cấp hoặc mạn tính.Sỏi được tạo thành trong thận với nhiều kích cỡ khác nhau, từ cỡ nhỏ nhưnhững hạt cát tới sỏi lớn bằng quả trứng. Có những sỏi nhỏ tự ra ngoài quađường tiểu, nhưng cũng có sỏi thận lớn gây đau đớn và không thể tự ra đượcnếu không có sự can thiệp của thầy thuốc.Nguyên nhân tạo sỏi Ảnh minh họa.Vì có những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, sỏi thận hình thành do lượngnước tiểu quá ít (mất nước do uống ít nước hoặc lao động quá sức), haynồng độ các chất khoáng tăng cao trong nước tiểu. Các chất khoáng nhưcanxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt-pho lắng đọng trong đài, bểthận kết thành sỏi. Nếu sỏi nhỏ (nhỏ hơn hay như hạt cát) có thể tự ra ngoàitrong quá trình bài tiết nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Nhưng vớisỏi lớn, tùy theo kích thước nhỏ to mà xảy ra các trường hợp: di chuyển theodòng nước tiểu ra ngoài được nhưng có thể gây đau đớn và chảy máu đườngtiết niệu; mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản gây viêm tắc niệu quản; sỏinằm lại trong đài bể thận, hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần choán hếtđài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và cácchức năng của thận. Do sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nênrất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo trong thận, dẫn đến suythận. Có 4 loại sỏi thận chính:- Sỏi canxi là loại phổ biến nhất, khoảng 80-90% sỏi thận là canxi oxalat vàcanxi phosphat. Lượng canxi dư thừa trong cơ thể được đào thải qua thận,do nồng độ quá nhiều khó có thể hòa tan trong nước tiểu, nó sẽ kết hợp vớicác khoáng chất khác tạo thành sỏi. Những người có lượng vitamin D cao, bịcường tuyến giáp, hay những người bị suy thận dễ bị sỏi canxi.- Sỏi phosphat ammonium magnesium do vi khuẩn lên men ure gây nên. Sỏithường được hình thành sau khi bị viêm đường tiết niệu mạn tính do tạo raenzym làm tăng lượng amoniac trong nước tiểu. Lượng amoniac nồng độcao làm vi khuẩn có thể phát triển nhanh hơn tạo điều kiện cho sỏi khuẩnhình thành. Sỏi khuẩn thường có nhiều cạnh nhọn, với kích thước lớn làmtổn thương đến thận.- Sỏi acid uric hình thành do quá nhiều axit uric trong nước tiểu. Khi lượngaxit tăng cao, khoáng chất hình thành kết hợp với canxi và oxalat tạo nênsỏi. Chế độ ăn giàu chất đạm động vật, người bị bệnh gút có nguy cơ bị sỏiurat cao.- Sỏi cystine hiếm gặp hơn. Cystine là một loại amino acid. Ở người bị bệnhxistine niệu làm cho thận không hấp thu lại xistine. Xistine không được hòatan tốt trong nước tiểu, khi nồng độ cao sẽ tạo thành sỏi.Biểu hiện bệnh ra sao? Ảnh minh họa.Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường khôngbiết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mớibiết. Khi phát bệnh có các triệu chứng sau: cơn đau thận do sỏi gây tắc bểthận và niệu quản, gây đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nônhay trướng bụng. Có khi chỉ đau âm ỉ vùng thắt lưng do sỏi không gây tắc;Đái ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do nhiễm khuẩn gâytổn thương thận chảy máu. Bệnh nhân có thể có sốt cao 38 – 39o, và/hoặc ớnlạnh, thận to đau, cảm giác bỏng rát, đau khi tiểu, nước tiểu đục do nhiễmkhuẩn.Chữa trị sỏi thận như thế nào?Để điều trị sỏi thận hiệu quả thì việc xác định loại sỏi là rất quan trọng. Cónhiều cách để loại trừ sỏi thận mà không phải phẫu thuật. Uống nhiều nước,trên 2 lít một ngày có thể làm cho sỏi tự ra khi đi tiểu. Hạn chế các thức ănchứa nhiều canxi, oxalat như sữa, pho mát, nước chè đặc; ăn ít đạm động vậtnếu bị sỏi acid uric. Một số phương pháp điều trị sỏi thận có thể áp dụng:- Tán sỏi ngoài cơ thể: Các sỏi đài bể thận nhỏ, đường kính dưới 20 mm cóthể dùng năng lượng tạo nên từ sóng siêu âm chiếu qua da vào viên sỏi vàphá vỡ sỏi. Sóng siêu âm cao hay thấp sẽ tán viên sỏi ra thành nhiều mảnhnhỏ đường kính dưới 4mm để nó tự ra ngoài qua đường tiểu.- Tán sỏi thận qua da là phương pháp đưa một máy tán sỏi vào cơ thể qua davùng thắt lưng vào thận, viên sỏi sẽ bị tán vỡ ra nhờ sóng siêu âm và sau đóđược hút ra ngoài qua ống. Phương pháp này có thể tán được những sỏi lớn,rắn ngay trong bể thận đã giãn rộng, có thể rửa sạch, lấy hết cặn sỏi và dẫnlưu bể thận qua da.- Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp: sỏi lớn đường kính trên40mm, sỏi san hô nhiều gai cạnh găm vào đài bể thận, đài bể thận giãn hay ứnước...Làm gì để phòng sỏi tái phát?Khoảng hơn 50% số người đã từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát nên cách tốt nhấtlà thực hiện biện pháp phòng ngừa như sau : thay đổi thói quen sinh hoạt,nên uống đủ nước (khoảng 2 đến 3 lít nước mỗi ngày); giảm lượng thức ănchứa nhiều oxalat, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô cô la, nướ ...

Tài liệu được xem nhiều: