Những điều cần biết về ung thư gan (Kỳ 3)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những điều cần biết về ung thư gan (Kỳ 3) Những điều cần biết về ung thư gan (Kỳ 3) Xác định giai đoạn bệnh Để hoạch định chương trình chữa trị thích hợp, bác sĩ cần xác định thời kỳcủa ung thư, xem ung thư đã lan tràn chưa, nếu có, đã lan tới bộ phận nào trong cơthể trước khi chữa trị. Khi tế bào ung thư lan tràn, các tế bào này có thể xuất hiệntrong phổi, tại xương, và cả những hạch bạch huyết gần gan. Khi ung thư lan đến các bộ phận khác, khối u mới có cùng loại tế bào nhưcác tế bào ung thư tại khối u gốc. Thí dụ khi ung thư gan lan đến xương, khối u tạixương bao gồm những tế bào ung thư gan. Khối u mới có tên là ung thư gan dicăn, và được chữa trị như ung thư gan. Bác sĩ có thể dùng một hoặc nhiều các loại thử nghiệm sau: - X-quang phổi, CT scan ngực tìm dấu vết ung thư tại phổi. - Xạ hình xương (bone scan): bác sĩ tiêm một lượng nhỏ phóng xạ vàomạch máu, chất phóng xạ luân lưu trong máu và tích tụ tại xương nơi các tế bàođang tăng trưởng. Máy thăm dò đo lượng phóng xạ và hiện trên màn ảnh nhữngphần xương có chất phóng xạ. - PET scan: tương tự loại dụng cụ trên, dò tìm nơi các tế bào đang tăngtrưởng, cần nhiều năng lượng. Tế bào ung thư tăng trưởng nhanh chóng nên cầnnăng lượng nhiều hơn so với tế bào bình thường. Chữa trị Việc chữa trị ung thư gan bao gồm giải phẫu (kể cả thay gan), “ablation”hay cắt bỏ, hủy diệt khối u, “embolization” hay làm nghẽn mạch máu nuôi khối u(thiếu dinh dưỡng, khối u sẽ tự hủy diệt), điều trị nhắm trúng đích (targetedtherapy), xạ trị, vào hóa chất. Bệnh nhân có thể được chữa trị với nhiều cách kểtrên. Việc chữa trị tùy thuộc vào những yếu tố sau: • Số lượng, kích thước, và vị trị của những khối u trong gan. • Chức năng của gan và gan có bị xơ hay không. • Ung thư đã di căn đến những bộ phận khác hay không. Những yếu tố khác bao gồm tuổi tác, sức khỏe tổng quát, và biến chứnghoặc phản ứng phụ từ việc trị liệu. Hiện nay, việc chữa trị ung thư gan chỉ hiệu quả khi ở giai đoạn đầu (trướckhi di căn) và chỉ có những bệnh nhân tương đối khỏe mạnh có thể chịu đựng cuộcphẫu thuật. Những bệnh nhân không chịu đựng được cuộc phẫu thuật, các cáchchữa trị khác có thể giúp bệnh nhân sống lâu hơn và bớt đau đớn trong thời giancòn lại. Bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân bị ung thư gan tham gia cuộc thửnghiệm lâm sàng thuốc mới, thử nghiệm các cách chữa trị mới. Bác sĩ cũng có thểgiới thiệu bệnh nhân đến các chuyên viên khác hoặc tự bệnh nhân muốn đượcchuyển bệnh. Chuyên gia chữa trị ung thư gan bao gồm bác sĩ giải phẫu (đặc biệtlà bác sĩ phẫu thuật gan - mật), bác sĩ phẫu thuật ung thư, bác sĩ ghép bộ phận, bácsĩ chuyên môn về tiêu hóa, bác sĩ chuyên trị ung thư, và bác sĩ chuyên về xạ trị.Ngoài ra, còn có sự tham dự của các y tá chăm sóc ung thư và các chuyên viên vềdinh dưỡng. Các chuyên viên giải thích về các cách chữa trị, mức hiệu quả và phản ứngphụ có thể xảy ra. Chữa trị ung thư thường ảnh hưởng đến cả những mô, những tếbào bình thường nên phản ứng phụ cũng thường xuất hiện. Trước khi bắt đầu việcchữa trị, hãy thảo luận với bác sĩ về phản ứng phụ có thể xảy ra và việc chữa trị sẽảnh hưởng đến đời sống hàng ngày như thế nào. Bác sĩ và bệnh nhân cùng quyếtđịnh về việc chọn một cách chữa trị thích hợp. Phẫu thuật Phẫu thuật có thể được áp dụng trong những trường hợp ung thư gan mớiphát. Bác sĩ có thể cắt bỏ một phần lá gan hoặc một thùy gan hay toàn bộ gan. Khigan bị cắt bỏ hoàn toàn, bác sĩ sẽ ghép các mô gan mới từ người hiến tặng. Bác sĩvà bệnh nhân nên thảo luận về loại phẫu thuật thích hợp. Bệnh nhân có thể chịu đựng cuộc phẫu thuật cắt bỏ một phần gan nếu phầncòn lại hoạt động bình thường và ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết lâncận hoặc các phần khác của cơ thể. Bác sĩ cắt bỏ khối u cùng với một ít những tế bào bình thường chung quanhcủa khối u. Việc cắt bỏ tùy theo kích thước, số lượng và vị trí của các khối u tronggan. Cuộc phẫu thuật cũng tùy thuộc vào mức hoạt động của gan. Bác sĩ có thể cắt bỏ cả 80% khối lượng của gan, những phần gan bìnhthường còn lại sẽ hoạt động bù trừ cho phần gan bị cắt bỏ. Gan có thể sinh ranhững tế bào gan mới, nhiều tuần lễ sau cuộc giải phẫu. Sau khi mổ, cơ thể cần thời gian để phục hồi, và thời gian hồi phục thay đổitheo mỗi bệnh nhân. Đau và khó chịu là những điều thường thấy sau khi mổ.Thuốc giảm đau sẽ giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Trước khi mổ, nên thảo luận vớibác sĩ về thuốc giảm đau. Sau khi mổ, bác sĩ có thể gia giảm thuốc để giúp bệnhnhân dễ chịu hơn. Mệt mỏi và mất sức là những triệu chứng thường kéo dài nhiều ngày saukhi mổ, bệnh nhân cũng có thể bị tiêu chảy, cảm giác “trướng bụng”. Các chuyênviên sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe, và tìm dấu vết của ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
y học cơ sở cách chăm sóc sức khỏe bệnh thường gặp cách phòng và trị bệnh bệnh ung thư ganGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 232 0 0 -
7 trang 191 0 0
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 182 0 0 -
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 177 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
Hoa cảnh chữa viêm gan, quai bị
5 trang 138 0 0 -
5 trang 121 0 0
-
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 113 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 95 0 0 -
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 79 1 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
5 điều cần phải biết về căn bệnh ung thư da
5 trang 74 0 0 -
4 trang 68 0 0
-
2 trang 62 0 0
-
Giáo trình Y học cơ sở (Tài liệu dành cho Dược trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
285 trang 60 1 0 -
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 53 0 0 -
Đau như 'kiến bò' hay 'điện giật' khi cột sống cổ bất hợp tác
5 trang 50 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 48 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 45 0 0 -
Những hiểm họa từ kính áp tròng
5 trang 43 0 0