Những điều cần biết về việc tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 142.70 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cho đến nay, nhiều bà mẹ đã thấy rõ lợi ích to lớn của việc tiêm phòng cho trẻ, và đã tích cực đưa trẻ đi tiêm phòng. Tuy nhiên, vẫn còn 1 số bạn chưa hiểu rõ điều này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những điều cần biết về việc tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em Những điều cần biết về việc tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em Cho đến nay, nhiều bà mẹ đã thấy rõ lợi ích to lớn của việc tiêm phòng cho trẻ, và đã tích cực đưa trẻ đi tiêm phòng. Tuy nhiên, vẫn còn 1 số bạn chưa hiểu rõ điều này. Chúng tôi đã gặp không ít bà mẹ đã tỏ ra ngần ngại khi được động viên đưa trẻ đi tiêm phòng. Một số bà mẹ thoái thác: Cháu đi tiêm phòng mấy lần về đều bị phản ứng, phát sốt lên, cả nhà sợ lắm, thôi xin BS miễn cho cháu kỳ này, hoặc có bà mẹ từ chối hẳn: gia đình chúng tôi thật không dám cho cháu đi chích ngừa lao nữa, vì trước đây anh cháu đi chích về đã bị sưng hạch ở nách, phải chữa hàng tháng mới khỏi... hoặc cháu uống thuốc ngừa bại liệt song thì bị tiêu chảy ngay, nên lần này không dám cho cháu đi uống nữa... Xem xét các trường hợp trên, chúng tôi đã thấy rằng hầu hết các trẻ đó đều không có chống chỉ định trong tiêm phòng, nghĩa là vẫn có thể tiêm phòng trong an toàn. Có những ngần ngại hoặc những từ chối trên kia, chỉ là do bà mẹ chưa hiểu hết đầy đủ về việc tiêm phòng thôi. Tác giả viết bài này với mục đích trình bày để các bà mẹ hiểu rõ 2 điều: những phản ứng không mong muốn của việc tiêm phòng và những chống chỉ định trong tiêm phòng; để các bà mẹ yên tâm, tích cực cho trẻ đi tiêm phòng và hiểu rõ hơn những trường hợp nào thì cần tránh tiêm phòng. I. Những phản ứng không mong muốn của việc tiêm phòng: Tiêm phòng là một biện pháp thực tế nhất, hiệu quả nhất để phòng bệnh: điều đó chắc mọi chúng ta đều rõ. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng, trong 1 số trường hợp, có thể xảy ra phản ứng ở trẻ. Những phản ứng này, thầy thuốc không mong muốn có, gia đình lại càng không mong muốn có, cho nên được gọi là những phản ứng không mong muốn. Vậy những phản ứng đó ra sao? Có nguy hại cho trẻ không? Có làm mất tác dụng phòng bệnh của thuốc không? Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng vấn đề trên đây. 1. Phản ứng tại chỗ: Phản ứng này luôn xảy ra sau khi tiêm phòng. Một số trẻ cảm thấy đau nơi tiêm, cảm giác đau đó thường kéo dài từ 1 vài giờ đến 1 ngày, có thể làm các trẻ nhỏ quấy khóc. Một số trẻ khác lại thấy nổi cục l ên ở nơi tiêm. Cục này thường nhỏ bằng hạt đậu, có khi viêm tấy đỏ, và có thể tồn tại tới 2-3 tuần mới tiêu tan. Cũng có trẻ lại bị mẩn ngứa xung quanh nơi tiêm, có thể kéo dài từ 3 tới 6 ngày. Những phản ứng này có thể xảy ra trong 5-10% số các trẻ tiêm phòng và thường là tự khỏi. 2. Phản ứng toàn thân: ở đây, sốt là chứng hay gặp nhất. Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt: sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39o), kèm theo tình trạng vật vã, quấy khóc, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu. Chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn, tiêm phòng bệnh ho gà. Cũng có trường hợp, sau khi tiêm phòng sau tới 5-12 ngày, trẻ mới bị sốt: thông thường chứng sốt muộn này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị. Tuy nhiên, tất cả các chứng sốt nói trên đều khỏi trong 1-2 ngày, và thường là tự khỏi. Chỉ có một số ít trường hợp sốt cao mới cần dùng đến thuốc hạ nhiệt (Paracetamol). Chúng tôi chưa hề gặp một tai biến nào nguy hiểm trong các trường hợp sốt sau tiêm phòng nói trên. 3. Phản ứng ngoài da: Ban mề đay, ngứa toàn thân, đôi khi có thể xảy ra ở một số trẻ có tiền sử hay bị dị ứng, và có thể tồn tại từ 3 đến 6 ngày. Ngoài ra, tình trạng phát ban (ban đỏ, gần giống như ban sởi, nhưng nhẹ hơn) có thể xảy ra 2-10% trẻ tiêm phòng bệnh sởi hoặc bệnh rubêôn. Ban này thường xuất hiện trong khoảng từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 12 sau khi tiêm phòng, có thể kèm theo sốt nhẹ, và thường tự khỏi không cần dùng thuốc. Chỉ có một số trường hợp ban mề đay, nếu gây khó chịu nhiều cho trẻ, thì có thể dùng thêm 1 số thuốc chống dị ứng (Sirop Phenergan, Sirop Promethazine...). 4. Tai biến thần kinh: Đây mới là các tai biến đáng quan tâm hơn cả. Một số ít trẻ sau khi tiêm phòng bệnh ho gà, có thể bị co giật (làm kinh) đôi khi kèm theo sốt cao. Các cơn co giật này có thể xảy ra trong khoảng từ 30 phút đến 3 ngày sau khi tiêm phòng. Phần lớn các trẻ này, qua điều tra, đã thấy có tiền sử có những cơn làm kinh từ trước khi tiêm phòng ho gà. Tỷ lệ các trẻ làm kinh là khoảng 0,6%, nghĩa là trong 1.000 trẻ em tiêm phòng ho gà, thì có khoảng 6 trẻ có thể lên cơn co giật (hầu hết đã có tiền sử có những cơn làm kinh trước đó). Đại đa số trường hợp nói trên đều qua khỏi; chúng tôi chưa gặp 1 trường hợp nào nguy hiểm đến tính mạng trong số các trẻ nói trên. Tuy nhiên, cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng việc tiêm phòng ho gà cho những trẻ đã có tiền sử có những cơn làm kinh trước đây, và cũng có thể miễn cho các trẻ này. Nếu xét thấy không thật sự cần thiết. Ở một số quốc gia, tình trạng này được coi là 1 chống chỉ định cho việc ti ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những điều cần biết về việc tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em Những điều cần biết về việc tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em Cho đến nay, nhiều bà mẹ đã thấy rõ lợi ích to lớn của việc tiêm phòng cho trẻ, và đã tích cực đưa trẻ đi tiêm phòng. Tuy nhiên, vẫn còn 1 số bạn chưa hiểu rõ điều này. Chúng tôi đã gặp không ít bà mẹ đã tỏ ra ngần ngại khi được động viên đưa trẻ đi tiêm phòng. Một số bà mẹ thoái thác: Cháu đi tiêm phòng mấy lần về đều bị phản ứng, phát sốt lên, cả nhà sợ lắm, thôi xin BS miễn cho cháu kỳ này, hoặc có bà mẹ từ chối hẳn: gia đình chúng tôi thật không dám cho cháu đi chích ngừa lao nữa, vì trước đây anh cháu đi chích về đã bị sưng hạch ở nách, phải chữa hàng tháng mới khỏi... hoặc cháu uống thuốc ngừa bại liệt song thì bị tiêu chảy ngay, nên lần này không dám cho cháu đi uống nữa... Xem xét các trường hợp trên, chúng tôi đã thấy rằng hầu hết các trẻ đó đều không có chống chỉ định trong tiêm phòng, nghĩa là vẫn có thể tiêm phòng trong an toàn. Có những ngần ngại hoặc những từ chối trên kia, chỉ là do bà mẹ chưa hiểu hết đầy đủ về việc tiêm phòng thôi. Tác giả viết bài này với mục đích trình bày để các bà mẹ hiểu rõ 2 điều: những phản ứng không mong muốn của việc tiêm phòng và những chống chỉ định trong tiêm phòng; để các bà mẹ yên tâm, tích cực cho trẻ đi tiêm phòng và hiểu rõ hơn những trường hợp nào thì cần tránh tiêm phòng. I. Những phản ứng không mong muốn của việc tiêm phòng: Tiêm phòng là một biện pháp thực tế nhất, hiệu quả nhất để phòng bệnh: điều đó chắc mọi chúng ta đều rõ. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng, trong 1 số trường hợp, có thể xảy ra phản ứng ở trẻ. Những phản ứng này, thầy thuốc không mong muốn có, gia đình lại càng không mong muốn có, cho nên được gọi là những phản ứng không mong muốn. Vậy những phản ứng đó ra sao? Có nguy hại cho trẻ không? Có làm mất tác dụng phòng bệnh của thuốc không? Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng vấn đề trên đây. 1. Phản ứng tại chỗ: Phản ứng này luôn xảy ra sau khi tiêm phòng. Một số trẻ cảm thấy đau nơi tiêm, cảm giác đau đó thường kéo dài từ 1 vài giờ đến 1 ngày, có thể làm các trẻ nhỏ quấy khóc. Một số trẻ khác lại thấy nổi cục l ên ở nơi tiêm. Cục này thường nhỏ bằng hạt đậu, có khi viêm tấy đỏ, và có thể tồn tại tới 2-3 tuần mới tiêu tan. Cũng có trẻ lại bị mẩn ngứa xung quanh nơi tiêm, có thể kéo dài từ 3 tới 6 ngày. Những phản ứng này có thể xảy ra trong 5-10% số các trẻ tiêm phòng và thường là tự khỏi. 2. Phản ứng toàn thân: ở đây, sốt là chứng hay gặp nhất. Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt: sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39o), kèm theo tình trạng vật vã, quấy khóc, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu. Chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn, tiêm phòng bệnh ho gà. Cũng có trường hợp, sau khi tiêm phòng sau tới 5-12 ngày, trẻ mới bị sốt: thông thường chứng sốt muộn này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị. Tuy nhiên, tất cả các chứng sốt nói trên đều khỏi trong 1-2 ngày, và thường là tự khỏi. Chỉ có một số ít trường hợp sốt cao mới cần dùng đến thuốc hạ nhiệt (Paracetamol). Chúng tôi chưa hề gặp một tai biến nào nguy hiểm trong các trường hợp sốt sau tiêm phòng nói trên. 3. Phản ứng ngoài da: Ban mề đay, ngứa toàn thân, đôi khi có thể xảy ra ở một số trẻ có tiền sử hay bị dị ứng, và có thể tồn tại từ 3 đến 6 ngày. Ngoài ra, tình trạng phát ban (ban đỏ, gần giống như ban sởi, nhưng nhẹ hơn) có thể xảy ra 2-10% trẻ tiêm phòng bệnh sởi hoặc bệnh rubêôn. Ban này thường xuất hiện trong khoảng từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 12 sau khi tiêm phòng, có thể kèm theo sốt nhẹ, và thường tự khỏi không cần dùng thuốc. Chỉ có một số trường hợp ban mề đay, nếu gây khó chịu nhiều cho trẻ, thì có thể dùng thêm 1 số thuốc chống dị ứng (Sirop Phenergan, Sirop Promethazine...). 4. Tai biến thần kinh: Đây mới là các tai biến đáng quan tâm hơn cả. Một số ít trẻ sau khi tiêm phòng bệnh ho gà, có thể bị co giật (làm kinh) đôi khi kèm theo sốt cao. Các cơn co giật này có thể xảy ra trong khoảng từ 30 phút đến 3 ngày sau khi tiêm phòng. Phần lớn các trẻ này, qua điều tra, đã thấy có tiền sử có những cơn làm kinh từ trước khi tiêm phòng ho gà. Tỷ lệ các trẻ làm kinh là khoảng 0,6%, nghĩa là trong 1.000 trẻ em tiêm phòng ho gà, thì có khoảng 6 trẻ có thể lên cơn co giật (hầu hết đã có tiền sử có những cơn làm kinh trước đó). Đại đa số trường hợp nói trên đều qua khỏi; chúng tôi chưa gặp 1 trường hợp nào nguy hiểm đến tính mạng trong số các trẻ nói trên. Tuy nhiên, cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng việc tiêm phòng ho gà cho những trẻ đã có tiền sử có những cơn làm kinh trước đây, và cũng có thể miễn cho các trẻ này. Nếu xét thấy không thật sự cần thiết. Ở một số quốc gia, tình trạng này được coi là 1 chống chỉ định cho việc ti ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
sức khỏe trẻ nhỏ chăm sóc trẻ em bệnh thường gặp ở trẻ em mẹo bảo vệ sức khỏe trẻ em tiêm phòng cho trẻGợi ý tài liệu liên quan:
-
4 trang 134 0 0
-
Cách nuôi dạy khả năng trí tuệ của trẻ
0 trang 39 0 0 -
3 trang 38 0 0
-
7 trang 33 0 0
-
dinh dưỡng và sự phát triển trẻ thơ: phần 1
73 trang 29 0 0 -
Món ăn chữa bệnh suy dinh dưỡng và món ăn cho trẻ còi xương
8 trang 29 0 0 -
Ăn sáng đều đặn sẽ giúp trẻ thông minh hơn
3 trang 28 0 0 -
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỪA CÂN Ở TRẺ 2 - 6 TUỔI
47 trang 28 0 0 -
dinh dưỡng và sự phát triển trẻ thơ: phần 2
81 trang 27 0 0 -
Công tác chăm sóc - giáo dục trẻ em: Phần 2
89 trang 27 0 0