Những điều không nên nói với trẻ
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 182.17 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bạn thường la mắng, dọa dẫm con với mục đích muốn chúng phải nghe lời bạn. Thế nhưng có những điều mà nhà tâm lý học trẻ em Amir Tagiev (Nga) khuyên bạn không nên nói. Người lớn và trẻ em nói chuyện với nhau không phải là bằng những ngôn ngữ khác nhau mà là bằng sự hiểu biết khác nhau. Đôi khi lời lẽ của chúng ta được hiểu không chính xác và thậm chí hoàn toàn sai lệch. Vì thế có những điều mà cha mẹ không nên nói với trẻ. Nếu con cứ ngoáy mũi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những điều không nên nói với trẻ Những điều không nên nói với trẻ Bạn thường la mắng, dọa dẫm con với mục đích muốn chúng phải nghe lời bạn. Thế nhưng có những điều mà nhà tâm lý học trẻ em Amir Tagiev (Nga) khuyên bạn không nên nói. Người lớn và trẻ em nói chuyện với nhau không phải là bằng những ngôn ngữ khác nhau mà là bằng sự hiểu biết khác nhau. Đôi khi lời lẽ của chúng ta được hiểu không chính xác và thậm chí hoàn toàn sai lệch. Vì thế có những điều mà cha mẹ không nên nói với trẻ. Nếu con cứ ngoáy mũi mãi thế, con sẽ rụng ngón tay đấy! Những gì chúng ta nói : Bạn gái tôi không thể dạy con thói quen rửa tay chân sau khi chơi. Một lần, cô ấy quyết định “dọa cho nó sợ”: “Nếu con không rửa tay, những con vi trùng sẽ rơi vào bụng của con đấy” Con của cô bèn hỏi: “Con vi trùng là gì ạ?”. Không muốn giải thích dài dòng vì nghĩ rằng con không hiểu, cô ấy nói: “Là con giun ấy”. Nửa đêm, con bé đang ngủ bỗng ngồi dậy khóc thét lên: “Mẹ ơi, con nghe thấy những con giun đang cắn trong bụng của con” Trẻ em nghĩ gì ? Rõ ràng là người mẹ chỉ muốn những điều tốt, muốn con mình sạch sẽ và khỏe mạnh. Cô ấy nghĩ chẳng có gì đáng sợ trong những từ “vi trùng “ và “sâu”. Còn con trẻ , chúng có trí tưởng tượng, và trí tưởng tượng ấy lập tức gắn những con vi trùng ấy với màu sắc cụ thể, hình ảnh cụ thể như răng nanh và móng vuốt. Thậm chí những con vật khủng khiếp ấy còn cắn bé! Lời khuyên: Đối với trẻ em, thế giới còn là những câu chuyện cổ tích và những hình ảnh ẩn dụ. Sự tách bạch giữa thế giới thật và trí tưởng tượng còn chưa có. Vì thế điều quan trọng là bạn đừng nên dọa con mà cần phải cung cấp cho con những thông tin chính xác. Khi chúng ta dọa con (Đừng có ngoáy mũi đấy, ngón tay sẽ rụng mất hoặc Nếu con không ăn, con sẽ quắt queo và bệnh hoạn), chúng ta có thể làm cho con sợ, nhưng nỗi sợ hãi ấy lại làm gia tăng sự đối đầu của con với thế giới. Trẻ con khi nghe lời đe dọa về những con vi trùng biết cắn sẽ sợ hãi và có khi nó sẽ không muốn rửa tay chỉ vì sợ nghĩ tới những câu chuyện kinh khủng kia! Chúng ta có thể kể về vi trùng, xe cộ, những con chó hung dữ… không phải để làm trẻ sợ mà để trẻ hiểu rõ các nguy hiểm và biết cách bảo vệ bản thân. Có thể kể cho trẻ nghe về vi trùng, nhưng không phải là khi trẻ không rửa tay mà vào thời gian khác. Thí dụ như khi nói cho trẻ nghe về những hình thành cấu trúc cơ thể con người, về pháo đài – hệ miễn dịch trong cơ thể con người. Bạn có thể nói một cách hình ảnh: Có những vệ sĩ canh gác cho tòa lâu đài ấy – họ đứng trên các tháp cao và luôn quan sát đề phòng những con vi trùng. Khi đó trẻ sẽ hỏi: Vi trùng là gì? Lúc đó bạn hãy nói rằng vi trùng có trong bụi, đồ dơ và nếu chúng ta ăn uống mà không rửa tay, những con vi trùng đó sẽ rơi vào bụng ta. Và vì thế, để giúp đỡ cho những người lính bảo vệ trong cơ thể, chúng ta hãy rửa tay sau khi đi chơi về. Như thế trẻ sẽ hiểu rằng bên trong cơ thể có những người bảo vệ và trẻ không bị sợ hãi nữa, chúng sẽ rửa tay! Nếu trẻ luôn luôn sợ hãi, điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hệ thống thần kinh của trẻ. Mẹ sẽ không yêu con nữa! Những gì chúng ta nói : “ Con vầy đất cát dơ dáy không kìa. Ai có thể thương một đứa trẻ bẩn thỉu như thế cơ chứ?” “Ôi, mẹ sẽ không đụng vào con đâu, mẹ sinh ra con làm gì cơ chứ!” “Nếu con không nghe lời, ba mẹ sẽ không yêu con nữa đâu” “Nếu con còn như thế nữa, mẹ sẽ không nói chuyện với con nữa”. Trẻ em nghĩ gì ? Đối với con trẻ, tình yêu của cha mẹ mà điều mà nó luôn lo lắng và mong chờ. Chúng luôn muốn chứng tỏ rằng chúng xứng đáng với tình yêu đó. Thậm chí ngay cả khi chúng cư xử một cách kinh khủng cũng là do chúng muốn lôi cuốn sự chú ý của cha mẹ. Chúng mong muốn sự quan tâm, tình yêu của chúng ta. Câu: “Mẹ sẽ không yêu con nữa”, “ Mẹ sẽ bỏ con mà đi” hay vẻ lạnh lùng của mẹ không nói chuyện với con đối với trẻ sẽ là điều hết sức kinh khủng! Khi bạn nói với con trẻ điều đó, thế giới trong mắt chúng gần như sụp đổ. Mối quan hệ với mẹ - đó là chiếc cầu nối chúng với cuộc sống xung quanh. Mất chiếc cầu ấy, với trẻ sẽ là một vực sâu mà chúng không biết bám víu vào đâu. Ngoài ra khi nói “Mẹ sẽ không yêu con nữa”, bạn sẽ không làm cho trẻ nghe lời. Nó sẽ không làm bất cứ điều gì mà bạn yêu cầu với cách dọa dẫm đó! Lời khuyên: Không nên nói với con: “Nếu con không ăn cháo, mẹ không yêu con nữa”, bởi vì khi bạn đánh đổi tình yêu của mình bằng cái giá như thế, bạn sẽ làm nó trở nên vô giá trị. “Hóa ra tình yêu chỉ đáng giá thế thôi sao? Nếu mình không ăn cháo thì mẹ hết yêu mình, vậy là nó chỉ đáng bằng bát cháo?. Con trẻ cần hiểu rằng mẹ sẽ yêu nó chỉ vì nó là nó, chứ khống là bất kỳ điều gì khác. Luôn luôn yêu nó. Và như thế trẻ sẽ yên tâm, dễ chịu, bạn có thề thỏa thuận những việc khác mà không làm trẻ mất lòng tin vào mình. Con thật là hậu đậu Những gì chúng ta nói : Bà của bé Nam khi đọc sách cho bé Nam nghe thường thay tên của những nhân vật xấu, không nghe lời, quậy phá bằng tên của bé Nam, thí dụ Nam hậu đậu, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những điều không nên nói với trẻ Những điều không nên nói với trẻ Bạn thường la mắng, dọa dẫm con với mục đích muốn chúng phải nghe lời bạn. Thế nhưng có những điều mà nhà tâm lý học trẻ em Amir Tagiev (Nga) khuyên bạn không nên nói. Người lớn và trẻ em nói chuyện với nhau không phải là bằng những ngôn ngữ khác nhau mà là bằng sự hiểu biết khác nhau. Đôi khi lời lẽ của chúng ta được hiểu không chính xác và thậm chí hoàn toàn sai lệch. Vì thế có những điều mà cha mẹ không nên nói với trẻ. Nếu con cứ ngoáy mũi mãi thế, con sẽ rụng ngón tay đấy! Những gì chúng ta nói : Bạn gái tôi không thể dạy con thói quen rửa tay chân sau khi chơi. Một lần, cô ấy quyết định “dọa cho nó sợ”: “Nếu con không rửa tay, những con vi trùng sẽ rơi vào bụng của con đấy” Con của cô bèn hỏi: “Con vi trùng là gì ạ?”. Không muốn giải thích dài dòng vì nghĩ rằng con không hiểu, cô ấy nói: “Là con giun ấy”. Nửa đêm, con bé đang ngủ bỗng ngồi dậy khóc thét lên: “Mẹ ơi, con nghe thấy những con giun đang cắn trong bụng của con” Trẻ em nghĩ gì ? Rõ ràng là người mẹ chỉ muốn những điều tốt, muốn con mình sạch sẽ và khỏe mạnh. Cô ấy nghĩ chẳng có gì đáng sợ trong những từ “vi trùng “ và “sâu”. Còn con trẻ , chúng có trí tưởng tượng, và trí tưởng tượng ấy lập tức gắn những con vi trùng ấy với màu sắc cụ thể, hình ảnh cụ thể như răng nanh và móng vuốt. Thậm chí những con vật khủng khiếp ấy còn cắn bé! Lời khuyên: Đối với trẻ em, thế giới còn là những câu chuyện cổ tích và những hình ảnh ẩn dụ. Sự tách bạch giữa thế giới thật và trí tưởng tượng còn chưa có. Vì thế điều quan trọng là bạn đừng nên dọa con mà cần phải cung cấp cho con những thông tin chính xác. Khi chúng ta dọa con (Đừng có ngoáy mũi đấy, ngón tay sẽ rụng mất hoặc Nếu con không ăn, con sẽ quắt queo và bệnh hoạn), chúng ta có thể làm cho con sợ, nhưng nỗi sợ hãi ấy lại làm gia tăng sự đối đầu của con với thế giới. Trẻ con khi nghe lời đe dọa về những con vi trùng biết cắn sẽ sợ hãi và có khi nó sẽ không muốn rửa tay chỉ vì sợ nghĩ tới những câu chuyện kinh khủng kia! Chúng ta có thể kể về vi trùng, xe cộ, những con chó hung dữ… không phải để làm trẻ sợ mà để trẻ hiểu rõ các nguy hiểm và biết cách bảo vệ bản thân. Có thể kể cho trẻ nghe về vi trùng, nhưng không phải là khi trẻ không rửa tay mà vào thời gian khác. Thí dụ như khi nói cho trẻ nghe về những hình thành cấu trúc cơ thể con người, về pháo đài – hệ miễn dịch trong cơ thể con người. Bạn có thể nói một cách hình ảnh: Có những vệ sĩ canh gác cho tòa lâu đài ấy – họ đứng trên các tháp cao và luôn quan sát đề phòng những con vi trùng. Khi đó trẻ sẽ hỏi: Vi trùng là gì? Lúc đó bạn hãy nói rằng vi trùng có trong bụi, đồ dơ và nếu chúng ta ăn uống mà không rửa tay, những con vi trùng đó sẽ rơi vào bụng ta. Và vì thế, để giúp đỡ cho những người lính bảo vệ trong cơ thể, chúng ta hãy rửa tay sau khi đi chơi về. Như thế trẻ sẽ hiểu rằng bên trong cơ thể có những người bảo vệ và trẻ không bị sợ hãi nữa, chúng sẽ rửa tay! Nếu trẻ luôn luôn sợ hãi, điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hệ thống thần kinh của trẻ. Mẹ sẽ không yêu con nữa! Những gì chúng ta nói : “ Con vầy đất cát dơ dáy không kìa. Ai có thể thương một đứa trẻ bẩn thỉu như thế cơ chứ?” “Ôi, mẹ sẽ không đụng vào con đâu, mẹ sinh ra con làm gì cơ chứ!” “Nếu con không nghe lời, ba mẹ sẽ không yêu con nữa đâu” “Nếu con còn như thế nữa, mẹ sẽ không nói chuyện với con nữa”. Trẻ em nghĩ gì ? Đối với con trẻ, tình yêu của cha mẹ mà điều mà nó luôn lo lắng và mong chờ. Chúng luôn muốn chứng tỏ rằng chúng xứng đáng với tình yêu đó. Thậm chí ngay cả khi chúng cư xử một cách kinh khủng cũng là do chúng muốn lôi cuốn sự chú ý của cha mẹ. Chúng mong muốn sự quan tâm, tình yêu của chúng ta. Câu: “Mẹ sẽ không yêu con nữa”, “ Mẹ sẽ bỏ con mà đi” hay vẻ lạnh lùng của mẹ không nói chuyện với con đối với trẻ sẽ là điều hết sức kinh khủng! Khi bạn nói với con trẻ điều đó, thế giới trong mắt chúng gần như sụp đổ. Mối quan hệ với mẹ - đó là chiếc cầu nối chúng với cuộc sống xung quanh. Mất chiếc cầu ấy, với trẻ sẽ là một vực sâu mà chúng không biết bám víu vào đâu. Ngoài ra khi nói “Mẹ sẽ không yêu con nữa”, bạn sẽ không làm cho trẻ nghe lời. Nó sẽ không làm bất cứ điều gì mà bạn yêu cầu với cách dọa dẫm đó! Lời khuyên: Không nên nói với con: “Nếu con không ăn cháo, mẹ không yêu con nữa”, bởi vì khi bạn đánh đổi tình yêu của mình bằng cái giá như thế, bạn sẽ làm nó trở nên vô giá trị. “Hóa ra tình yêu chỉ đáng giá thế thôi sao? Nếu mình không ăn cháo thì mẹ hết yêu mình, vậy là nó chỉ đáng bằng bát cháo?. Con trẻ cần hiểu rằng mẹ sẽ yêu nó chỉ vì nó là nó, chứ khống là bất kỳ điều gì khác. Luôn luôn yêu nó. Và như thế trẻ sẽ yên tâm, dễ chịu, bạn có thề thỏa thuận những việc khác mà không làm trẻ mất lòng tin vào mình. Con thật là hậu đậu Những gì chúng ta nói : Bà của bé Nam khi đọc sách cho bé Nam nghe thường thay tên của những nhân vật xấu, không nghe lời, quậy phá bằng tên của bé Nam, thí dụ Nam hậu đậu, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo dục mầm non kỹ năng mầm non dạy học mầm non kỹ năng làm cha mẹ cách dạy con kiến thức cho cha mẹ giáo dục trẻ mầm non phương pháp dạy trẻ mầm non rèn luyện kỹ năng cho bé dạy trẻ họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 935 6 0
-
16 trang 528 3 0
-
2 trang 457 6 0
-
3 trang 402 3 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 282 0 0 -
Tìm hiểu tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi (Tập 1): Phần 2
140 trang 228 0 0 -
8 trang 205 0 0
-
2 trang 191 0 0
-
Những vấn đề lí luận chung của giáo dục học mầm non
210 trang 166 0 0 -
8 trang 161 0 0