Thông tin tài liệu:
Ung thư lưỡi không có biểu hiện rõ ràng nên rất dễ bị xem nhẹ. Ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi. Ban đầu, bệnh không có biểu hiện rõ ràng nên rất dễ bị xem nhẹ. Ung thư lưỡi: loại ung thư phổ biến Ung thư lưỡi là bệnh thường gặp, phát sinh từ sự biến đổi ác tính biểu mô phủ lưỡi hoặc các mô liên kết cấu trúc lưỡi. Mỗi năm, ở Pháp có khoảng 20.000 ca mắc mới và hơn 5.000 ca tử vong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những điều nên biết về ung thư lưỡi Những điều nên biết về ung thư lưỡi Ung thư lưỡi không có biểu hiện rõ ràng nên rất dễ bị xem nhẹ. Ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở vùngmiệng và lưỡi. Ban đầu, bệnh không có biểu hiện rõ ràng nên rất dễ bị xemnhẹ. Ung thư lưỡi: loại ung thư phổ biến Ung thư lưỡi là bệnh thường gặp, phát sinh từ sự biến đổi ác tính biểumô phủ lưỡi hoặc các mô liên kết cấu trúc lưỡi. Mỗi năm, ở Pháp có khoảng 20.000 ca mắc mới và hơn 5.000 ca tửvong vì ung thư lưỡi. Nghiện thuốc lá và rượu được xem là những nhân tốchính gây ung thư lưỡi. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Những ai dễ mắc bị ung thư lưỡi? Có một thực tế là, đàn ông dễ bị ung thư lưỡi và các bệnh lý về lưỡikhác hơn phụ nữ. Lý do muôn thuở vẫn là rượu và thuốc lá. Theo số liệu ướctính của Pháp, có tới 80-90% ca ung thư lưỡi có liên quan đến thuốc lá vàrượu. Ngoài ra, chúng ta vẫn có nguy cơ mắc ung thư lưỡi (dù không sửdụng thuốc lá hay rượu bia) nếu vệ sinh răng miệng không được đảm bảo. Tầng lớp trung niên (40-66 tuổi) dễ mắc loại ung thư này hơn nhữngngười khác. Biểu hiện của ung thư lưỡi như thế nào? Biểu hiện thường thấy của bệnh ung thư lưỡi là những vết loét lâungày, màu trắng hoặc đỏ ở hai bên lưỡi, có thể hơi đau hoặc không đau.Ngoài ra, nếu cảm thấy khó khăn trong quá trình chuyển động của lưỡi khinói, nhai, ho,…; ngứa hoặc đau rát lưỡi khi uống rượu hoặc ăn các loại thứcăn có tính axit, cay; hôi miệng; chảy máu lưỡi; đau tai;… thì hãy đến gặpbác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời. Phòng tránh bệnh ung thư lưỡi bằng cách nào? - Vệ sinh răng miệng đều đặn, thường xuyên. - Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối để súc miệngngừa sâu răng và nhiễm trùng nướu răng. - Hạn chế rượu, đồ uống có cồn và thuốc lá. - Cuối cùng, nếu thấy vết loét lâu ngày không khỏi, và đặc biệt là cósự hiện diện của các khối u hạch bất thường ở cổ thì phải đến khám bác sĩngay. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư lưỡi Việc chẩn đoán ung thư lưỡi dựa trên kết quả sinh thiết vùng bị tổnthương trên lưỡi. Nếu phát hiện sớm, bệnh nhân có thể được điều trị bằng các phươngpháp đơn giản như súc miệng bằng dung dịch Chlorhexidine gluconat 0,2%,bôi thuốc và uống các loại thuốc kháng viêm. Nếu phát hiện muộn, bệnh nhân buộc phải phẫu thuật triệt căn (cắt bỏmột phần lưỡi hoặc toàn bộ lưỡi, tuỳ theo kích thước và vị trí khối u) vàđược hỗ trợ trị xạ. Quá trình chăm sóc, điều trị hậu phẫu khá phức tạp vì ungthư lưỡi có nguy cơ tái phát và biến chứng rất cao. Hơn nữa, giống như cácloại ung thư khác, bệnh ung thư lưỡi có thể di căn đến phổi, gan hoặcxương,…