Thông tin tài liệu:
Chụp ảnh với flash có độ phức tạp gấp 3 lần so với chụp ảnh với ánh sáng của môi trường (ambient light). Tuy nhiên, khi chúng ta đã hiểu những gì xảy ra trong vài mili giây sau khi nhấn nút chụp hình, chúng ta sẽ không còn thấy nó quá khó nữa và có thể chụp được những bức hình theo ý mình.
Cơ bản Trước khi phiêu lưu vào thế giới của chụp ảnh với flash, bạn cần phải có kiến thức cơ bản về độ phơi sáng (exposure). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những điều phó nháy cần biết để chụp ảnh đẹp với Flash
Những điều phó nháy cần biết để chụp
ảnh đẹp với Flash.
Chụp ảnh với flash có độ phức tạp gấp 3 lần so với chụp ảnh với ánh sáng
của môi trường (ambient light). Tuy nhiên, khi chúng ta đã hiểu những gì xảy ra
trong vài mili giây sau khi nhấn nút chụp hình, chúng ta sẽ không còn thấy nó quá
khó nữa và có thể chụp được những bức hình theo ý mình.
Cơ bản
Trước khi phiêu lưu vào thế giới của chụp ảnh với flash, bạn cần phải có
kiến thức cơ bản về độ phơi sáng (exposure). Bài hướng dẫn này mặc định rằng
bạn đã hiểu được sự ảnh hưởng của tốc độ chụp (shutter speed) tới độ phơi sáng và
bắt dính các chuyển động (motion blur), sự ảnh hưởng của khẩu độ tới độ phơi
sáng và độ sâu trường ảnh (depth of field), sự ảnh hưởng của độ nhạy sáng (ISO
setting) tới độ phơi sáng và nhiễu (digital noise).
Những vấn đề cần biết khi chụp ảnh với flash
Bốn vấn đề đầu tiên là những vấn đề chung, bất kể bạn sử dụng flash
gắn sẵn trên máy, flash ngoài gắn vào hotshoe hoặc ánh sáng studio (studio
strobes).
#1: Mọi tấm ảnh chụp với flash đều có 2 loại phơi sáng:
Phơi sáng với ánh sáng của môi trường
Phơi sáng với ánh sáng của flash. Đây là vấn đề rất quan
trọng cần phải nhớ.
Hãy tưởng tượng ra trình tự: màn trập mở ra, flash nháy sáng, màn trập
đóng lại. Trong khoảng thời gian này, cả ánh sáng của môi trường lẫn ánh sáng
của flash đều đóng góp vào quá trình ghi nhận hình ảnh.
Chụp ảnh với flash yêu cầu bạn phải kiểm soát được cả hai loại phơi sáng
này.
#2: Sự phơi sáng đối với ánh sáng của flash không bị ảnh hưởng bởi tốc
độ chụp (shutter speed).
Toàn bộ quá trình phát sáng của flash bắt đầu và kết thúc trong khi màn
trập đang mở, vì vậy việc để màn trập mở lâu hơn không giúp cho việc rọi sáng
của flash. Sự phơi sáng đối với ánh sáng của flash và tầm hiệu quả của flash chỉ bị
ảnh hưởng bởi khẩu độ và độ nhạy sáng chứ không phải bởi tốc độ chụp. Tuy
nhiên, ánh sáng của môi trường trong khi chụp với flash sẽ bị ảnh hưởng bởi tốc
độ chụp. Vì vậy, thay đổi tốc độ chụp là một cách để kiểm soát lượng ánh sáng từ
môi trường được thu lại trong quá trình chụp với flash.
#3: Sự rọi sáng của flash bị ảnh hưởng rõ rệt bởi khoảng cách chụp.
Điều này cũng tuân theo quy luật căn bậc 2.
Giả sử chúng ta sử dụng một lens cho tầm nhìn (field of view) là 4x6ft và
khoảng cách chụp là 10ft. Cũng lens trên sẽ cho khoảng nhìn là 4x12ft nếu khoảng
cách chụp là 20ft. Khi chúng ta nhân đôi khoảng cách chụp, diện tích ánh sáng sẽ
phải bao phủ rộng gấp 4 lần (96ft2 so với 24ft2). Để đảm bảo cho độ sáng là như
nhau thì lượng sáng cần phải cung cấp sẽ lớn gấp 4 lần.
Hiện tượng này, thỉnh thoảng được gọi là “flash falloff”, sẽ ảnh hưởng tới
một hình ảnh nào đó khi chụp nhiều đối tượng tại các khoảng cách khác nhau. Khi
khoảng cách tới đối tượng chụp tăng lến 1.4 lần (căn bậc 2 của 2), ánh sáng của
flash rọi lên đối tượng sẽ bị giảm đi một nửa.
Giả sử chúng ta chụp một nhóm người xếp hang. Người đứng đầu cách
chúng ta 10ft và người đứng hàng cuối cách chúng ta 14ft. Với nguồn sáng flash là
nguồn sáng chính thì người đứng đầu sẽ sáng hơn người đứng cuối một stop.
Trong tấm hình dưới đây, mỗi chiếc cốc sáng hơn chiếc đứng sau một stop
và tối hơn chiếc đứng trước 1 stop. Chiếc cốc đầu tiên sẽ sáng hơn chiếc cốc cuối
cùng 16 lần. Những con số về khoảng cách trên tương tự như f/stop đối với khẩu
độ.
#4: Ánh sáng môi trường và ánh sáng từ flash được máy ảnh đo một
cách riêng biệt.
Trong chế độ Av, Tv hoặc P, độ phơi sáng theo ánh sáng môi trường có thể
được thực hiện bằng cách điều chỉnh tốc độ, khẩu độ hoặc cả hai yếu tố. Trên thực
tế, flash được bật cũng không có ảnh hưởng gì đối với độ phơi sáng theo ánh sáng
môi trường (ngoại trừ khi sử dụng chế độ P, máy ảnh ko sử dụng tốc độ chụp
chậm hơn 1/60 khi sử dụng flash). Hệ thống đo sáng của máy ảnh không thể ước
đoán được bao nhiêu ánh sáng thu được từ đèn flash, vì thế nó không thể dùng ánh
sáng này để thiết lập tốc độ, khẩu độ.
#Vấn đề số 5 liên quan tới các hình thức sử dụng đo sáng flash (flash
metering) tự động, bao gồm “auto thyristor” flash, TTL, E-TTL hoặc E-TTL
II.:
Đối với đo sáng flash tự động, ánh sáng chiếu từ flash được đo sau khi nút
chụp ảnh (shutter button) được bấm và lượng ánh sáng phát ra từ flash được điều
chỉnh tương ứng.
Có một vài khác biệt kỹ thuật giữa các hình thức đo sáng flash nhưng tất cả
các hình thức này đều hoạt động độc lập với viêc đo sáng đối với ánh sáng môi
trường bằng cách điều chỉnh lượng ánh sáng phát ra từ flash chứ không phải thay
đổi các thông số phơi sáng của máy ảnh.
#6: Mọi máy ảnh SLR với màn trập cơ học (mechanical shutter)
thường có một tốc độ chụp tối đa để đồng ...