Những đóng góp của kinh tế tư nhân tại Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 493.12 KB
Lượt xem: 26
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của Việt Nam đã trải qua hơn 35 năm (1986-2021) với những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao… càng khẳng định đường lối xây dựng đất nước định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta là sáng suốt, đúng đắn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những đóng góp của kinh tế tư nhân tại Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Bế Thị Hồng1 Tóm tắt: Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của Việt Nam đã trải qua hơn 35 năm (1986-2021) với những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao… càng khẳng định đường lối xây dựng đất nước định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta là sáng suốt, đúng đắn. Trong những thành tựu đó có một phần đóng góp không nhỏ của khu vực kinh tế tư nhân (KTTN). Từ thực tiễn phát triển năng động của khu vực KTTN, trong Đại hội XII của Đảng năm 2016, khu vực KTTN được nhấn mạnh là “một động lực quan trọng của nền kinh tế”. [6]; Đại hội XIII năm 2021 tiếp tục khẳng định “KTTN là một động lực quan trọng của nền kinh tế và nói rõ hơn: cần xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển KTTN”. [10] Đây là nguồn cổ vũ lớn lao cho tinh thần khởi nghiệp, đổi mới và sáng tạo, tạo động lực và đột phá dành cho khu vực KTTN tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Từ khóa: Hội nhập quốc tế, kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế tư nhân. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình hội nhập quốc tế và sự tác động mạnh mẽ của nền công nghiệp 4.0 đã làm cho khu vực KTTN phát triển “thần tốc”. Khi các doanh nghiệp ngày càng quen với việc tìm kiếm các dịch vụ công trên internet thì họ dễ dàng hơn trong việc xây dựng mối liên hệ với các cấp chính quyền. Điều này cũng mang lại nhiều lợi ích cho các cấp chính quyền trong quản lý điều hành. Đặc biệt, tính minh bạch và lòng tin của các doanh nghiệp vào chính quyền ngày càng được củng cố. Trong các nghiên cứu lịch sử cho thấy, khu vực KTTN tại Việt Nam đã phải trải qua những giai đoạn hết sức khó khăn, nhiều thăng trầm. Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu. Email: bethihong88@gmail.com 1 426 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Trước khi đổi mới đất nước, do điều kiện hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, do tư duy quản lý nền kinh tế có những hạn chế nhất định, đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thành phần KTTN bị gián đoạn và trì trệ và đây là một trong những lý do dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế xã hội, làm cho đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Trước tình hình đó, Đảng ta đã phê phán những sai lầm, chủ quan, nóng vội trong công tác quản lý nhà nước và khẳng định đường lối đổi mới đất nước là cấp thiết. Cụ thể là trong Nghị quyết 16 của Bộ chính trị khóa VI (15/7/1988) và Nghị quyết Hội nghị TW 6 khóa VI đã nhất quán tiếp tục đẩy mạnh những quyết sách trong đường lối và tư duy quản lý. Điển hình, Đảng và nhà nước ta đã công khai thừa nhận thành phần KTTN, điều này đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong việc đổi mới tư duy quản lý đối với khu vực KTTN của Đảng và Nhà nước ta, tạo ra những thay đổi tích cực cho sự phát triển của khu vực KTTN. Cho đến nay, thành phần KTTN ở nước ta đã có những thành tựu to lớn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Từ đó có thể thấy, sự tồn tại và phát triển của thành phần KTTN ở nước ta là một xu hướng tất yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như trong quan điểm của Đảng đã nhận định. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, nhất là ở giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Chính vì vậy, việc tạo điều kiện cho sự phát triển KTTN đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng khu vực KTTN nói riêng và góp phần không nhỏ để duy trì tốc độ tăng trưởng cao hàng năm của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, khu vực KTTN hiện nay vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh hội nhập, nhất là việc tiếp cận và bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận văn, các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành đều được áp dụng gồm: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Phương pháp này sử dụng các nguồn tài liệu sẵn có như: báo chí, bài báo, tạp chí, internet, sách tham khảo, luận văn, các số liệu, các báo Phần 2. KINH TẾ HỌC 427 cáo thống kê… để phân tích, tổng hợp và đưa ra nhận định của tác giả. Nhận thấy được các tác giả đã nói gì đến vấn đề này, điểm mạnh, điểm hạn chế, điểm gì cần bàn luận thêm trong nghiên cứu của mình. Tìm kiếm tài liệu làm cơ sở cho việc hình thành, phân tích, chứng minh các luận điểm, luận cứ và luận chứng của bài viết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Từ đó tổng hợp các quan điểm và đưa ra kết luận theo cách tiếp cận riêng. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên các tài liệu, thông tin thu thập được, tác giả sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp các dữ liệu để đưa ra những nhận định, đánh giá khoa học về những đóng góp của kinh tế tư nhân tại Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Những đóng góp quan trọng của khu vực KTTN trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam 3.1.1. Góp phần thay đổi diện mạo, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế Thống kê cho thấy, tính theo số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả kinh doanh bình quân trong giai đoạn 2016-2018, thì nước ta có 558.703 DN, trong đó doanh nghiệp tư nhân (DNTN) có 540.548 DN, chiếm 96,8%; khối FDI có 15.686 DN, chiếm 2,8%; và DN nhà nước (DNNN) có 2.469 doanh nghiệp, chiếm 0,4% tổng số DN hoạt động. Bên cạnh doanh nghiệp thuộc khu vực chính thức, nước ta còn có trên 5,2 triệu đơn vị kinh doanh theo dạng hộ gia đình, được coi là khu vực phi chính thức, gấp 7 lần khu vực chính thức và đây là tiềm năng dồi dào để đóng góp vào tăng trưởng khối DNTN [7]. Theo Tổng cục Thống kê, số lượng doanh nghiệp thành lập m ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những đóng góp của kinh tế tư nhân tại Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Bế Thị Hồng1 Tóm tắt: Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của Việt Nam đã trải qua hơn 35 năm (1986-2021) với những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao… càng khẳng định đường lối xây dựng đất nước định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta là sáng suốt, đúng đắn. Trong những thành tựu đó có một phần đóng góp không nhỏ của khu vực kinh tế tư nhân (KTTN). Từ thực tiễn phát triển năng động của khu vực KTTN, trong Đại hội XII của Đảng năm 2016, khu vực KTTN được nhấn mạnh là “một động lực quan trọng của nền kinh tế”. [6]; Đại hội XIII năm 2021 tiếp tục khẳng định “KTTN là một động lực quan trọng của nền kinh tế và nói rõ hơn: cần xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển KTTN”. [10] Đây là nguồn cổ vũ lớn lao cho tinh thần khởi nghiệp, đổi mới và sáng tạo, tạo động lực và đột phá dành cho khu vực KTTN tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Từ khóa: Hội nhập quốc tế, kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế tư nhân. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình hội nhập quốc tế và sự tác động mạnh mẽ của nền công nghiệp 4.0 đã làm cho khu vực KTTN phát triển “thần tốc”. Khi các doanh nghiệp ngày càng quen với việc tìm kiếm các dịch vụ công trên internet thì họ dễ dàng hơn trong việc xây dựng mối liên hệ với các cấp chính quyền. Điều này cũng mang lại nhiều lợi ích cho các cấp chính quyền trong quản lý điều hành. Đặc biệt, tính minh bạch và lòng tin của các doanh nghiệp vào chính quyền ngày càng được củng cố. Trong các nghiên cứu lịch sử cho thấy, khu vực KTTN tại Việt Nam đã phải trải qua những giai đoạn hết sức khó khăn, nhiều thăng trầm. Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu. Email: bethihong88@gmail.com 1 426 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Trước khi đổi mới đất nước, do điều kiện hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, do tư duy quản lý nền kinh tế có những hạn chế nhất định, đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thành phần KTTN bị gián đoạn và trì trệ và đây là một trong những lý do dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế xã hội, làm cho đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Trước tình hình đó, Đảng ta đã phê phán những sai lầm, chủ quan, nóng vội trong công tác quản lý nhà nước và khẳng định đường lối đổi mới đất nước là cấp thiết. Cụ thể là trong Nghị quyết 16 của Bộ chính trị khóa VI (15/7/1988) và Nghị quyết Hội nghị TW 6 khóa VI đã nhất quán tiếp tục đẩy mạnh những quyết sách trong đường lối và tư duy quản lý. Điển hình, Đảng và nhà nước ta đã công khai thừa nhận thành phần KTTN, điều này đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong việc đổi mới tư duy quản lý đối với khu vực KTTN của Đảng và Nhà nước ta, tạo ra những thay đổi tích cực cho sự phát triển của khu vực KTTN. Cho đến nay, thành phần KTTN ở nước ta đã có những thành tựu to lớn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Từ đó có thể thấy, sự tồn tại và phát triển của thành phần KTTN ở nước ta là một xu hướng tất yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như trong quan điểm của Đảng đã nhận định. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, nhất là ở giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Chính vì vậy, việc tạo điều kiện cho sự phát triển KTTN đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng khu vực KTTN nói riêng và góp phần không nhỏ để duy trì tốc độ tăng trưởng cao hàng năm của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, khu vực KTTN hiện nay vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh hội nhập, nhất là việc tiếp cận và bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận văn, các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành đều được áp dụng gồm: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Phương pháp này sử dụng các nguồn tài liệu sẵn có như: báo chí, bài báo, tạp chí, internet, sách tham khảo, luận văn, các số liệu, các báo Phần 2. KINH TẾ HỌC 427 cáo thống kê… để phân tích, tổng hợp và đưa ra nhận định của tác giả. Nhận thấy được các tác giả đã nói gì đến vấn đề này, điểm mạnh, điểm hạn chế, điểm gì cần bàn luận thêm trong nghiên cứu của mình. Tìm kiếm tài liệu làm cơ sở cho việc hình thành, phân tích, chứng minh các luận điểm, luận cứ và luận chứng của bài viết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Từ đó tổng hợp các quan điểm và đưa ra kết luận theo cách tiếp cận riêng. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên các tài liệu, thông tin thu thập được, tác giả sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp các dữ liệu để đưa ra những nhận định, đánh giá khoa học về những đóng góp của kinh tế tư nhân tại Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Những đóng góp quan trọng của khu vực KTTN trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam 3.1.1. Góp phần thay đổi diện mạo, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế Thống kê cho thấy, tính theo số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả kinh doanh bình quân trong giai đoạn 2016-2018, thì nước ta có 558.703 DN, trong đó doanh nghiệp tư nhân (DNTN) có 540.548 DN, chiếm 96,8%; khối FDI có 15.686 DN, chiếm 2,8%; và DN nhà nước (DNNN) có 2.469 doanh nghiệp, chiếm 0,4% tổng số DN hoạt động. Bên cạnh doanh nghiệp thuộc khu vực chính thức, nước ta còn có trên 5,2 triệu đơn vị kinh doanh theo dạng hộ gia đình, được coi là khu vực phi chính thức, gấp 7 lần khu vực chính thức và đây là tiềm năng dồi dào để đóng góp vào tăng trưởng khối DNTN [7]. Theo Tổng cục Thống kê, số lượng doanh nghiệp thành lập m ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hội nhập quốc tế Kinh tế tư nhân Phát triển kinh tế tư nhân Cuộc cách mạng công nghiệp Nguồn thu ngân sách nhà nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
12 trang 182 0 0
-
Một số hạn chế trong chính sách thuế
3 trang 165 0 0 -
Báo cáo Sự thành lập Công ty Đông Ấn Anh và những nỗ lực thâm nhập phương Đông trong thế kỷ XVII.
9 trang 103 0 0 -
346 trang 102 0 0
-
Kinh tế Việt Nam sau 2 năm thực thi EVFTA: Thực trạng và giải pháp
8 trang 94 0 0 -
89 trang 91 0 0
-
Một số nội dung hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
8 trang 87 0 0 -
289 trang 80 0 0
-
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam
4 trang 79 0 0 -
10 trang 67 0 0