Danh mục

Những đóng góp của kinh tế tư nhân vào sự phát triển kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 345.94 KB      Lượt xem: 34      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo trên cơ sở làm rõ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nói chung, từ đó làm rõ những nhận thức của Đảng về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân, cũng như những đóng góp của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những đóng góp của kinh tế tư nhân vào sự phát triển kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 162 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN VÀO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƯỚC TA TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ThS. Hà Thị Liên Trường Đại học Thủy Lợi Tóm tắt: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Từ thực tiễn đất nước, Đảng chủ trương phát triển nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, nhằm khai thác mọi tiềm năng, nguồn lực để phát triển. Mỗi thành phần kinh tế có vai trò, vị trí khác nhau, nhưng đều đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta, trong đó đặc biệt là kinh tế tư nhân. Bài báo trên cơ sở làm rõ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nói chung, từ đó làm rõ những nhận thức của Đảng về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân, cũng như những đóng góp của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ khóa: Kinh tế tư nhân;Đóng góp của kinh tế tư nhân; Kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ. THE CONTRIBUTION OF PRIVATE ECONOMY TO THE DEVELOPMENT OF NATIONAL ECONOMY IN THE TRANSITIONAL PERIOD TO SOCIALISM Abstract: In the transitional period to socialism, Communist Party of Vietnam identified that the development of the economy was one of the most important missions. Based on the practical situation of the country. Communist Party decided to develop many economic sectors and many kinds of ownership to exploit all potential and resources for development. Although each economic sector has its role and position, they all continuously contribute to our national economy and especially is the private economy. This article clarifies the goal and the mission of economic development in the transitional period, show Communist Party the important position of private economy and its contribution to the development of our economy in the transitional period to socialism. Keywords: Private economy, The contribution of private economy, Private economy in the period of transition 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xây dựng nền tảng kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật là nhiệm vụ quan trọng của Đảng, của nhân dân ta trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ điều kiện thực tiễn đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng xác định: phải phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của N hà PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 163 nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nay gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế tư nhân được xác định là một bộ phận quan trọng, là động lực phát triển kinh tế. Thực tiễn thời kỳ đổi mới cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân đã có những đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách của xã hội như: việc làm, cải thiện điều kiện sống nhân dân, tăng thu ngân sách nhà nước... Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội, thuận lợi để phát triển kinh tế, nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức nhất định, yêu cầu Đảng, nhân dân ta phải thận trọng từng bước.Ở đó, khu vực kinh tế tư nhân cần được nhận thức đúng đắn, được tạo các điều kiện để phát triển hơn nữa, xứng đáng với vai trò là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta N gay từ những ngày đầu quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định:đây là một quá trình khó khăn và phức tạp, “tiến lên chủ nghĩa xã hội, không thể một sớm một chiều”, mà cần thực hiện từng bước, thận trọng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt, cần tạo dựng được nền tảng kinh tế vững chắc từng bước đưa đất nước tiến lên. Vì thế, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn đưa ra những chỉ đạo mang tính chiến lược nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), Đảng chỉ rõ: Mục tiêu tổng quát trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là: ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đNy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo. Cùng với đó, Đảng ta đưa ra mục tiêu cụ thểvề: sản xuất đủ tiêu dùng và hàng xuất khNu, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất; xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới(1)... Từ việc nhìn nhận lại tính chất và đặc điểm của thời kỳ quá độ, đánh giá đúng những thành quả và hạn chế trong thời gian thực hiện N ghị quyết Đại hội VI, Đại hội VII (1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đưa đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới. Một lần nữa, Cương lĩnh chỉ rõ: phải xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, thực hiện chiến lược ổn định kinh tếvới mục tiêu tổng quát: từng bước đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống của nhân dân(2). Sau mười năm thực hiện đường lối đổi mới, trên cơ sở những thành tựu đạt được trên phương diện kinh tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) của Đảng tiếp (1) Trần Doãn Tiến (2017), Hệ thống tư liệu văn kiện Đảng (VI,VII,VIII,IX,X,XI,XII), truy cập ngày 22-8- 2019, từ http://tuli ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: