Những đóng góp của tin lành thời kỳ đầu du nhập vào Trung Quốc và Việt Nam
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 179.31 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Những đóng góp của tin lành thời kỳ đầu du nhập vào Trung Quốc và Việt Nam, phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng đến xã hội của Tin Lành tại Trung Quốc và Việt Nam,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những đóng góp của tin lành thời kỳ đầu du nhập vào Trung Quốc và Việt Nam Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2015 97 VŨ THỊ THU HÀ* NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TIN LÀNH THỜI KỲ ĐẦU DU NHẬP VÀO TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM Tóm tắt: Trên cở sở so sánh những đóng góp của Tin Lành ở Việt Nam và Trung Quốc trong thời kỳ đầu truyền giáo thông qua các lĩnh vực giáo dục, y tế, thông tin, báo chí, xuất bản, từ thiện xã hội và thúc đẩy giao lưu văn hóa Đông - Tây, v.v..., bài viết phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng đến xã hội của Tin Lành tại Trung Quốc và Việt Nam. Từ khóa: Đóng góp, Tin Lành, Trung Quốc,Việt Nam, xã hội. Trung Quốc là một trong những con đường Tin Lành đi qua khi truyền giáo vào Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình truyền giáo Tin Lành vào hai nước có những khác biệt nhất định dẫn đến mức độ ảnh hưởng của nó đến xã hội hai nước rất khác nhau. Trong khi Tin Lành không tạo được sự ảnh hưởng lớn đối với xã hội tại Việt Nam thì ở Trung Quốc, nó đã làm thay đổi bộ mặt của các ngành giáo dục, y tế, báo chí truyền thông và quan niệm về an sinh xã hội, góp phần to lớn thúc đẩy sự phát triển văn hóa xã hội Trung Quốc thời kỳ cận đại. 1. Những đóng góp trong lĩnh vực giáo dục Hoạt động chủ yếu nhất nằm ngoài phạm vi hoạt động tôn giáo mà các đoàn truyền giáo Tin Lành Phương Tây tiến hành trên đất Trung Quốc là xây dựng các cơ sở giáo dục đào tạo. Đây cũng là hoạt động truyền bá văn hóa quan trọng nhất, gây ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với xã hội Trung Quốc. Trong cuốn Tôn chỉ của giáo dục Kitô giáo có đoạn: “Giáo dục Kitô giáo chính là Kitô giáo hóa Trung Quốc, mục đích lớn nhất là biến Trung Quốc thành một dân tộc theo Kitô giáo”1. Xuất phát từ mục đích này, các nước Âu - Mỹ sau khi nhận được các khoản bồi thường chiến tranh trong thời kỳ Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn nổi dậy đều đổ vào xây dựng các cơ sở giáo dục đào tạo trực thuộc Hội Thánh Tin Lành. Nền giáo dục của Tin Lành phát triển đã khơi nguồn cho nền giáo dục hiện đại của Trung Quốc. Học đường kiểu Phương Tây đầu tiên ở Trung Quốc chính là trường học của Hội Thánh Tin Lành do các giáo sĩ truyền * Tiến sĩ. Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 98 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2015 giáo xây dựng. Hệ thống giáo dục bao gồm các trường từ sơ cấp, trung cấp đến cao cấp và chuyên ngành của Tin Lành đã thúc đẩy một cách căn bản việc cải cách quan niệm giáo dục cận đại của Trung Quốc và phát triển một thể chế giáo dục hoàn toàn mới. Đặc biệt, việc Tin Lành sáng lập các trường đại học tại Trung Quốc đã làm tăng tiến trình xóa bỏ chế độ khoa cử, xây dựng các trường học hiện đại trong lịch sử phát triển giáo dục ở Trung Quốc. Vì vậy, các trường đại học do các giáo sĩ truyền giáo nước ngoài xây dựng đã có những ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển của nền giáo dục cận đại Trung Quốc. Đến đầu thế kỷ XX, hầu như nhà thờ nào ở Trung Quốc cũng có một trường tiểu học. Theo thống kê không đầy đủ, năm 1914 đã có 4.120 trường tiểu học với 104.841 học sinh và 286 trường trung học cơ sở với 13.453 học sinh. Đến năm 1919 đã có 5.637 trường tiểu học với 151.582 học sinh; 962 trường trung học cơ sở với 32.899 học sinh; 291 trường trung học phổ thông với 15.213 học sinh2. Tin Lành cũng chú trọng việc xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục cao đẳng, đại học ở Trung Quốc khiến cho nền giáo dục Trung Quốc có những tiến bộ mang tính lịch sử. Sự xuất hiện các trường đại học của Tin Lành là bước đột phá lớn trong lịch sử giáo dục Trung Quốc, khiến cho Trung Quốc có hệ thống giáo dục cao đẳng, đại học thời cận đại. Về cơ bản, các trường đại học của Tin Lành đã vượt qua những khiếm khuyết của hệ thống giáo dục truyền thống của Trung Quốc. Nó đã mang đến cho nền giáo dục cao đẳng, đại học Trung Quốc rất nhiều nội dung mới mẻ trên nhiều phương diện như: mô thức lập trường học, nội dung giảng dạy, bồi dưỡng nhân tài, thích ứng với xã hội. Việc xây dựng các trường đại học của Tin Lành thúc đẩy Trung Quốc bắt đầu chú trọng đến giáo dục cao đẳng, đại học. Học sinh tốt nghiệp từ các trường đại học của Tin Lành trở thành lực lượng giáo viên trong các trường đại học ở Trung Quốc. Trước khi các trường đại học của Tin Lành được xây dựng, hệ thống giáo dục cao đẳng của Trung Quốc chủ yếu học văn sử cổ điển. Đến đầu thế kỷ XX, trình độ của các trường đại học thuộc Hội Thánh Tin Lành tốt nhất Trung Quốc đã gần sánh ngang với trình độ của các trường đại học ở Âu, Mỹ đương thời. Sự xuất hiện các trường đại học của Tin Lành đã khiến cho nền giáo dục cao đẳng, đại học Trung Quốc rút ngắn khoảng cách vài trăm năm so với nền giáo dục đại học Phương Tây. Ở Việt Nam, Tin Lành du nhập từ năm 1911 nhưng phải đến năm 1952 Hội Thánh Tin Lành Việt Nam mới thực sự chú ý đến việc truyền Vũ Thị Thu Hà. Những đóng góp của Tin Lành... 99 giáo thông qua giáo dục bằng việc thành lập một ủy ban lo tổ chức trường trung học. Đến năm 1953 mới có trường tiểu học, trung học đầu tiên đi vào hoạt động. Tính đến năm 1975, Hội Thánh Tin ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những đóng góp của tin lành thời kỳ đầu du nhập vào Trung Quốc và Việt Nam Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2015 97 VŨ THỊ THU HÀ* NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TIN LÀNH THỜI KỲ ĐẦU DU NHẬP VÀO TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM Tóm tắt: Trên cở sở so sánh những đóng góp của Tin Lành ở Việt Nam và Trung Quốc trong thời kỳ đầu truyền giáo thông qua các lĩnh vực giáo dục, y tế, thông tin, báo chí, xuất bản, từ thiện xã hội và thúc đẩy giao lưu văn hóa Đông - Tây, v.v..., bài viết phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng đến xã hội của Tin Lành tại Trung Quốc và Việt Nam. Từ khóa: Đóng góp, Tin Lành, Trung Quốc,Việt Nam, xã hội. Trung Quốc là một trong những con đường Tin Lành đi qua khi truyền giáo vào Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình truyền giáo Tin Lành vào hai nước có những khác biệt nhất định dẫn đến mức độ ảnh hưởng của nó đến xã hội hai nước rất khác nhau. Trong khi Tin Lành không tạo được sự ảnh hưởng lớn đối với xã hội tại Việt Nam thì ở Trung Quốc, nó đã làm thay đổi bộ mặt của các ngành giáo dục, y tế, báo chí truyền thông và quan niệm về an sinh xã hội, góp phần to lớn thúc đẩy sự phát triển văn hóa xã hội Trung Quốc thời kỳ cận đại. 1. Những đóng góp trong lĩnh vực giáo dục Hoạt động chủ yếu nhất nằm ngoài phạm vi hoạt động tôn giáo mà các đoàn truyền giáo Tin Lành Phương Tây tiến hành trên đất Trung Quốc là xây dựng các cơ sở giáo dục đào tạo. Đây cũng là hoạt động truyền bá văn hóa quan trọng nhất, gây ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với xã hội Trung Quốc. Trong cuốn Tôn chỉ của giáo dục Kitô giáo có đoạn: “Giáo dục Kitô giáo chính là Kitô giáo hóa Trung Quốc, mục đích lớn nhất là biến Trung Quốc thành một dân tộc theo Kitô giáo”1. Xuất phát từ mục đích này, các nước Âu - Mỹ sau khi nhận được các khoản bồi thường chiến tranh trong thời kỳ Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn nổi dậy đều đổ vào xây dựng các cơ sở giáo dục đào tạo trực thuộc Hội Thánh Tin Lành. Nền giáo dục của Tin Lành phát triển đã khơi nguồn cho nền giáo dục hiện đại của Trung Quốc. Học đường kiểu Phương Tây đầu tiên ở Trung Quốc chính là trường học của Hội Thánh Tin Lành do các giáo sĩ truyền * Tiến sĩ. Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 98 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2015 giáo xây dựng. Hệ thống giáo dục bao gồm các trường từ sơ cấp, trung cấp đến cao cấp và chuyên ngành của Tin Lành đã thúc đẩy một cách căn bản việc cải cách quan niệm giáo dục cận đại của Trung Quốc và phát triển một thể chế giáo dục hoàn toàn mới. Đặc biệt, việc Tin Lành sáng lập các trường đại học tại Trung Quốc đã làm tăng tiến trình xóa bỏ chế độ khoa cử, xây dựng các trường học hiện đại trong lịch sử phát triển giáo dục ở Trung Quốc. Vì vậy, các trường đại học do các giáo sĩ truyền giáo nước ngoài xây dựng đã có những ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển của nền giáo dục cận đại Trung Quốc. Đến đầu thế kỷ XX, hầu như nhà thờ nào ở Trung Quốc cũng có một trường tiểu học. Theo thống kê không đầy đủ, năm 1914 đã có 4.120 trường tiểu học với 104.841 học sinh và 286 trường trung học cơ sở với 13.453 học sinh. Đến năm 1919 đã có 5.637 trường tiểu học với 151.582 học sinh; 962 trường trung học cơ sở với 32.899 học sinh; 291 trường trung học phổ thông với 15.213 học sinh2. Tin Lành cũng chú trọng việc xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục cao đẳng, đại học ở Trung Quốc khiến cho nền giáo dục Trung Quốc có những tiến bộ mang tính lịch sử. Sự xuất hiện các trường đại học của Tin Lành là bước đột phá lớn trong lịch sử giáo dục Trung Quốc, khiến cho Trung Quốc có hệ thống giáo dục cao đẳng, đại học thời cận đại. Về cơ bản, các trường đại học của Tin Lành đã vượt qua những khiếm khuyết của hệ thống giáo dục truyền thống của Trung Quốc. Nó đã mang đến cho nền giáo dục cao đẳng, đại học Trung Quốc rất nhiều nội dung mới mẻ trên nhiều phương diện như: mô thức lập trường học, nội dung giảng dạy, bồi dưỡng nhân tài, thích ứng với xã hội. Việc xây dựng các trường đại học của Tin Lành thúc đẩy Trung Quốc bắt đầu chú trọng đến giáo dục cao đẳng, đại học. Học sinh tốt nghiệp từ các trường đại học của Tin Lành trở thành lực lượng giáo viên trong các trường đại học ở Trung Quốc. Trước khi các trường đại học của Tin Lành được xây dựng, hệ thống giáo dục cao đẳng của Trung Quốc chủ yếu học văn sử cổ điển. Đến đầu thế kỷ XX, trình độ của các trường đại học thuộc Hội Thánh Tin Lành tốt nhất Trung Quốc đã gần sánh ngang với trình độ của các trường đại học ở Âu, Mỹ đương thời. Sự xuất hiện các trường đại học của Tin Lành đã khiến cho nền giáo dục cao đẳng, đại học Trung Quốc rút ngắn khoảng cách vài trăm năm so với nền giáo dục đại học Phương Tây. Ở Việt Nam, Tin Lành du nhập từ năm 1911 nhưng phải đến năm 1952 Hội Thánh Tin Lành Việt Nam mới thực sự chú ý đến việc truyền Vũ Thị Thu Hà. Những đóng góp của Tin Lành... 99 giáo thông qua giáo dục bằng việc thành lập một ủy ban lo tổ chức trường trung học. Đến năm 1953 mới có trường tiểu học, trung học đầu tiên đi vào hoạt động. Tính đến năm 1975, Hội Thánh Tin ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu tôn giáo Đóng góp của đạo Tin Lành Đạo Tin Lành Thời kỳ du nhập đạo Tin Lành Tin Lành ở Trung Quốc Đạo Tin Lành ở Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 311 0 0 -
15 trang 257 0 0
-
Điểm tương đồng về tư tưởng giữa C. Mác và học thuyết Phật giáo
7 trang 218 0 0 -
Bước đầu tìm hiểu hoạt động giáo dục và đào tạo của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật họ (1931-1945)
23 trang 191 0 0 -
Tư tưởng phân tâm học Freud về nguồn gốc của tôn giáo
20 trang 143 0 0 -
Luật Pháp nhân tôn giáo của Nhật Bản và giá trị tham khảo đối với Việt Nam
15 trang 138 0 0 -
16 trang 125 0 0
-
Hoạt động y tế của tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam qua mô hình phòng thuốc Nam phước thiện
20 trang 121 0 0 -
Khái quát về tín ngưỡng thờ thành hoàng ở Hải Phòng trước đổi mới (năm 1986)
26 trang 117 0 0 -
Một số đặc điểm của Giáo phận Thái Bình
17 trang 105 0 0