Danh mục

Những đóng góp của Trần Chánh Chiếu trong phong trào Duy Tân ở Nam Kì đầu thế kỉ XX

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 343.85 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trần Chánh Chiếu không chỉ là một nhà văn, nhà báo mà còn là một nhà yêu nước ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX. Thông qua quá trình hoạt động trong phong trào Duy Tân, Trần Chánh Chiếu đã có những đóng góp nhất định đối với Nam Kì thời bấy giờ. Bài viết đề cập những đóng góp quan trọng của Trần Chánh Chiếu trong phong trào Duy Tân ở Nam Kì (1901 – 1908).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những đóng góp của Trần Chánh Chiếu trong phong trào Duy Tân ở Nam Kì đầu thế kỉ XXSố 8(86) năm 2016TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM_____________________________________________________________________________________________________________NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TRẦN CHÁNH CHIẾUTRONG PHONG TRÀO DUY TÂN Ở NAM KÌ ĐẦU THẾ KỈ XXNGÔ SỸ TRÁNG*TÓM TẮTTrần Chánh Chiếu không chỉ là một nhà văn, nhà báo mà còn là một nhà yêu nước ởViệt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX. Thông qua quá trình hoạt động trong phongtrào Duy Tân, Trần Chánh Chiếu đã có những đóng góp nhất định đối với Nam Kì thời bấygiờ. Bài viết đề cập những đóng góp quan trọng của Trần Chánh Chiếu trong phong tràoDuy Tân ở Nam Kì (1901 – 1908).Từ khóa: đóng góp, yêu nước, Duy Tân, Nam Kì, Trần Chánh Chiếu.ABSTRACTContributions by Tran Chanh Chieu in Duy Tan movement at Nam Kiin the early years 20th centuryTran Chanh Chieu is not only a writer, journalist but also a patriot at Vietnam in theearly years of the 20th century. Through the operation in the Duy Tan movement, TranChanh Chieu has made certain contributions for Nam Ki at that time. The writer of thisarticle mentioned the important contribution of Tran Chanh Chieu in Duy Tan movementat Nam Ki (1901 – 1908).Keywords: contribute, patriotic, Duy Tan, Nam Ki, Tran Chanh Chieu.1.Vài nét về Trần Chánh ChiếuTrần Chánh Chiếu (còn gọi là GilbertChiếu) là một trong những người hoạtđộng công khai và hăng hái nhất cho cuộcDuy tân lúc bấy giờ ở Nam Kì. Ông sinhngày 2 tháng 6 năm 1867 (Đinh Mão) tạiquận Vân Tập, chợ Rạch Giá, tỉnh RạchGiá (nay thuộc phường Vĩnh Thanh Vân,thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) [2]. Ôngđược sinh ra trong một gia đình khá giả vàlà con trai của Trần Thọ Cửu - một hươngchức trong làng. Nhờ đó, từ nhỏ ông đãđược lên Sài Gòn theo học Trường Collèged’Adran (trường này hoạt động từ năm1864 đến năm 1882 thì đóng cửa). Sau khihọc xong, ông được bổ nhiệm làm giáohọc, làm xã trưởng, rồi làm thông ngôn cho*quan Tham biện ở Rạch Giá. Với chức vụnày, Trần Chánh Chiếu có điều kiện để vunvén của cải riêng cho mình, nhưng ôngkhông làm thế. Thay vào đó, ông đã hếtlòng vì dân, và với cương vị đó, ông càngthấy rõ sự khốn khổ của những người dândưới chế độ áp bức bóc lột của Pháp.Một thời gian sau, ông được bổnhiệm làm xã trưởng làng Vĩnh ThanhVân, và tại đây, ông là người đầu tiênthiết kế, xây dựng chợ Rạch Giá. Ôngđược vào quốc tịch Pháp nên còn gọilà Gilbert Chiếu. Trong thời gian đươngchức, ông biết sử dụng vị thế và quyềnhạn của mình để làm những việc có lợicho dân, như: khi phạt những người nhẹtội, ông đánh vài roi rồi cho về nhà chứThS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM; Email: ngosytrang@gmail.com110TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCMNgô Sỹ Tráng_____________________________________________________________________________________________________________không giao cho tòa án, ông tự ý đặt racon dấu (triện) cho làng, với li tất (độlớn) to hơn con dấu của quan Tham biệnchủ tỉnh (con dấu của tỉnh có đường trựckính là 38 li nhưng con dấu của làng tohơn, 49 li), giữa con dấu có khắc tượngnữ thần tự do. Con dấu này được dùngmãi đến những năm trước 1945 [2]. Ôngđã làm được nhiều việc có ích cho dânchúng, nhà nho Nguyễn Liên Phong đã cangợi trong Nam Kì phong tục:Vĩnh Thanh Vân cảnh đẹp xinhBởi Trần Chánh Chiếu công trìnhsửa sang.…..Mở mang sắp đặt cải canh,Phố phường chợ búa phân minh tưbề… [2]Trần Chánh Chiếu còn mộ dân khẩnhoang ở huyện Giồng Riềng, trở thànhmột đại điền chủ, ngoài ra ông còn huêlợi phố xá tại chợ Rạch Giá. Năm 1900, ýthức được thực trạng đen tối của đấtnước, ông bán một phần gia tài, bỏ việclên Sài Gòn làm báo, tham gia các tổchức yêu nước, khuếch trương phong tràoMinh Tân. Thông qua đó, ông kết thânvới các nhân sĩ yêu nước, như NguyễnAn Khương, Nguyễn Thần Hiến, NguyễnQuang Diêu, Đặng Thúc Liêng cùngkhuếch trương phong trào.Ngay từ năm 1901, Trần ChánhChiếu đã có những bài viết trong mụcThương cổ luận (bàn về nghề buôn bán)được đăng trên báo Nông cổ mín đàm (sốđầu tiên) đã khẳng định rằng “Sự đạithương là đệ nhứt cách giúp cho dân phúquốc cường”. Đây cũng chính là thờiđiểm mà cuộc Minh Tân ở Nam Kì bắtđầu được nhen nhóm với mục đích mởmang việc kinh doanh buôn bán và làmăn để nâng cao đời sống. Trần ChánhChiếu chính là một trong những người đitiên phong trong vấn đề này. Những nhânsĩ miền Nam lúc bấy giờ gọi ông là quanphủ Duy Tân.Năm 1906, ông làm chủ bút báoNông cổ mín đàm, tờ báo kinh tế đầu tiêncủa nước ta thay ông Lương Khắc Ninh.Năm 1907, làm chủ bút báo Lục tỉnh tânvăn, một tờ báo vừa đề cập chính trị vừabàn về các vấn đề kinh tế, văn hóa, ôngchú trọng tuyên truyền tư tưởng duy tâncứu nước. Từ đó, ông được đồng bàomiền Nam xem như một nhân vật trụ cộtcủa phong trào Duy Tân, Đông Du ởNam Kì. Trong 3 năm (1906 – 1908),ngoài quyên tiền, ông còn vận động được100 thanh niên cho phong trào Đông Du.Vì hoạt động yêu nước và cạnh tran ...

Tài liệu được xem nhiều: