Danh mục

Những đóng góp mới của luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học

Số trang: 1      Loại file: pdf      Dung lượng: 107.61 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (1 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án kết hợp hai nhóm nhân tố môi trường xúc cảm và trải nghiệm cá nhân để phát triển mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học trong khi các nghiên cứu trước đây thường nghiên cứu tác động đơn lẻ của từng nhân tố,...Mời bạn đọc tham khảoNhững đóng góp mới của luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học sau đây.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những đóng góp mới của luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại họcNHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁNĐề tài luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinhviên đại họcChuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa) Mã số: 62.34.01.02Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thu Thủy Mã NCS: NCS31.54QTKNgười hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Ngọc HuyềnCơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dânNhững đóng góp mới về mặt học thuật, lý luậnT63Luận án kết hợp hai nhóm nhân tố môi trường xúc cảm và trải nghiệm cá nhân để phát triển môhình các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học trong khi cácnghiên cứu trước đây thường nghiên cứu tác động đơn lẻ của từng nhân tố. Kết quả nghiên cứu củaluận án cho thấy:(1) Luận án đã khẳng định các trải nghiệm cá nhân trong đó có các trải nghiệm được tiếp nhận trongquá trình học đại học có tác động tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên trong bối cảnh cácnhà nghiên cứu trên thế giới đang có tranh cãi mâu thuẫn về vai trò của đào tạo đại học với tiềmnăng khởi sự kinh doanh. Các hoạt động như truyền cảm hứng, học môn học về khởi sự kinh doanhđều tác động tích cực tới hai khía cạnh của tiềm năng khởi sự kinh doanh là tự tin và mong muốnkhởi sự kinh doanh của sinh viên đại học ở Việt Nam.(2) Luận án xác định và kết luận về sự ảnh hưởng của yếu tố mức độ tham gia hoạt động ngoạikhóa kinh doanh đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học, bổ sung vào hệ thống cácyếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh đã được đề cập và kiểm định trong các nghiêncứu trước đây. Trong đó, thước đo cho mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa kinh doanh đượcphát triển mới trên cơ sở kết quả nghiên cứu định tính.(3) Hai yếu tố riêng biệt trong lý thuyết có ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh là kinhnghiệm lãnh đạo và kinh nghiệm kinh doanh thương mại trên thực tiễn nghiên cứu ở sinh viên ViệtNam lại là một thành phần đơn hướng.(4) Trái với các nghiên cứu trước đây, kết quả luận án cho thấy ngành học không có tác động tớimong muốn KSKD.Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứuKết quả của luận án chỉ rõ mức độ tác động cụ thể của từng yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởisự kinh doanh của sinh viên đại học, từ đó gợi mở một số hàm ý khuyến nghị cho các cơ sở đào tạođại học, các cơ quan quản lý vĩ mô kiểm soát các yếu tố này để thúc đẩy tiềm năng khởi sự kinhdoanh của sinh viên đại học ở Việt Nam(1) Về phía các trường đại học: phải nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong việc tạodựng tiềm năng khởi sự kinh doanh cho sinh viên. Nhà trường cần tổ chức và bảo trợ cho các hoạtđộng định hướng kinh doanh ngoài chương trình đào tạọ chính thức và khuyến khích sinh viên thamgia các hoạt động ngoại khóa kinh doanh; truyền cảm hứng khởi sự kinh doanh cho sinh viên; đưamôn học khởi sự kinh doanh vào dạy trong các trường đại học; tăng cường tính ứng dụng, thực tiễntrong giảng dạy.(2) Về phía các cơ quan quản lý vĩ mô: tăng cường tuyên truyền thay đổi nhận thức trong xã hội vàcó các chương trình hoạt động quốc gia để thúc đẩy tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đạihọc. Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: