Từ các lý thuyết cơ bản làm cơ sở cho liên kết nông nghiệp (NN) theo vùng, các vấn đề về liên kết kinh tế (LKKT) NN theo vùng, luận án đã đi sâu nghiên cứu liên kết kinh tế giữa NN thủ đô với NN các tỉnh phụ cận. Luận án đã có những đóng góp mới về lý luận khi đưa ra các kết luận sau:,... Mời các bạn cùng tham khảoNhững đóng góp mới của luận án: Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận sau đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những đóng góp mới của luận án: Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cậnNHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁNĐề tài luận án: Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cậnChuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62620115Nghiên cứu sinh: Hoàng Mạnh Hùng Mã NCS: NCS29.13NN.Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Phạm Văn Khôi 2. PGS.TS Nguyễn Văn Áng.Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế quốc dânNhững đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Từ các lý thuyết cơ bản làm cơ sở cho liên kết nông nghiệp (NN) theo vùng, các vấn đề về liênkết kinh tế (LKKT) NN theo vùng, luận án đã đi sâu nghiên cứu liên kết kinh tế giữa NN thủ đô với NNcác tỉnh phụ cận. Luận án đã có những đóng góp mới về lý luận khi đưa ra các kết luận sau: (1) LKKT giữa NN Thủ đô và NN các tỉnh phụ cận là một dạng đặc thù của LKKT NN theo vùng. (2) Cơ sở của liên kết không chỉ từ phân công lao động, sự hình thành chuỗi giá trị ngành nông sảnmà còn từ lý thuyết cực phát triển, từ sức hút của thị trường Thủ đô, của nguồn cung cấp nông sản lớn từcác tỉnh phụ cận. Tính “Thủ đô” của liên kết được hình thành từ cơ sở của lý thuyết này. (3) Đặc điểm của LKKT giữa NN Thủ đô và NN các tỉnh phụ cận biểu hiện ở tính cấp thiết liên kếtcao, vai trò chủ động của Thủ đô trong tổ chức hoạt động liên kết và sự phối hợp của NN các tỉnh phụcận. (4) Sự khác biệt của LKKT giữa NN Thủ đô với NN các tỉnh phụ cận so với LKKT NN theo vùngcần được chú ý, xác định rõ vai trò của Thủ đô và các tỉnh phụ cận để phối hợp phù hợp và có hiệu quả.Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng LKKT giữa NN Thủ đô Hà Nội và NN các tỉnh phụ cận, luận án đưa ra cácnhận xét: (1) Các mối quan hệ liên kết diễn ra trong tất cả các giai đoạn phát triển của NN Hà Nội và cáctỉnh phụ cận. Mức độ liên kết ngày càng được mở rộng. (2) Có sự biến đổi trong các quan hệ liên kết vàphương thức thực hiện các mối quan hệ liên kết. (3) Đã có sự chuyển biến bước đầu trong tổ chức cácquan hệ liên kết và (4) đã có sự chủ động liên kết của những người sản xuất nông sản ở các tỉnh phụ cận. Tuy nhiên, luận án cho rằng, nhận thức về LKKT vẫn dừng ở các văn bản, việc triển khai mới ởbước đầu; các hình thức LKKT giữa NN Thủ đô Hà Nội với NN các tỉnh phụ cận còn hết sức sơ khai;tính tự phát trong liên kết giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản cao; chưa chú ý đầy đủ vấn đề lợiích trong liên kết và quản lý vĩ mô chưa tạo lập môi trường kinh tế và pháp lý cho LKKT phát triển. Từ đánh giá thực tiễn, luận án cho rằng: (1) Cần nâng cao nhận thức, hiểu biết về LKKT giữa NN HàNội với NN các tỉnh phụ; (2) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đánh giá tiềm năng và các cơ hội phát triểnmối LKKT; (3) Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong phát triển các mối quan hệ liên kết; (4) Đẩymạnh gắn kết giữa các chủ thể sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản; (5) Đổi mới, hoàn thiện các chínhsách tạo các môi trường pháp lý và kinh tế cho phát triển các mối liên kết; (6) Thiết lập lại trật tự hoạtđộng liên kết; (7) Phát triển và nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong LKKT; (8) Nâng caonăng lực các cơ sở sản xuất kinh doanh NN đáp ứng yêu cầu LKKT NN Hà Nội với NN các tỉnh phụ cận. Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh PGS.TS. Phạm Văn Khôi PGS.TS. Nguyễn Văn Áng Hoàng Mạnh Hùng