Luận án đã góp phần phát triển lý thuyết về phát triển bền vững (PTBV) gắn kết với hoạt động kinh doanh thương mại hàng hóa đưa ra được khái niệm, nội dung cụ thể về PTTMBV,... Mời các bạn cùng tham khảoNhững đóng góp mới của luận án: Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sau đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những đóng góp mới của luận án: Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Thái NguyênNHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁNĐề tài luận án: Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại (Kinh tế và quản lý thương mại) Mã số: 62340121Nghiên cứu sinh: DƯƠNG THỊ TÌNH Mã NCS: NCS32.82TMNgười hướng dẫn: GS.TS HOÀNG ĐỨC THÂNCơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dânNhững đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận: Thứ nhất: Luận án đã góp phần phát triển lý thuyết về phát triển bền vững (PTBV) gắn kết vớihoạt động kinh doanh thương mại hàng hóa đưa ra được khái niệm, nội dung cụ thể về PTTMBV,làm cơ sở quan trọng cho việc hình thành khung lý thuyết khi tiến hành phân tích, đánh giá vềPTTMBV. Thứ hai: Để giải quyết được vấn đề nghiên cứu, luận án đã xây dựng được hệ thống tiêu chí đánhgiá PTTMBV áp dụng tại địa phương như: (i) Tiêu chí đánh giá về quy mô tăng trưởng thương mại; (ii)Tiêu chí đánh giá về chất lượng tăng trưởng thương mại; (iii) Tiêu chí đánh giá về tỷ trọng lao động vàthu nhập trong lĩnh vực thương mại (iv) Tiêu chí đánh giá mức độ thân thiện của thương mại với môitrường. Đây là một bước tiến mới so với những nghiên cứu trước đây khi chủ yếu tập trung phân tíchthực trạng phát triển thương mại. Thứ ba: Dựa trên những luận cứ khoa học, luận án cũng đã chỉ rõ những đặc trưng cần thiết vàchứng minh được ý nghĩa quan trọng khi xây dựng mô hình định lượng đánh giá các yếu tố ảnh hưởngtới PTTMBV, tạo dựng luận chứng cho việc xác định chiến lược PTTMBV đến năm 2020.Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án: Kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng, luận án thành công ở việc nghiên cứu nội hàmPTTMBV cả về lượng và chất. Thứ nhất: Qua tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh từnăm 2007-2013 theo các tiêu chí bền vững, luận án đã tìm ra bằng chứng về mối quan hệ đan xen tíchcực và tiêu cực của thương mại và chứng minh được việc PTTMBV là hoàn toàn cấp thiết trong giaiđoạn hiện nay. Thứ hai: Kết quả chạy mô hình định lượng từ nguồn số liệu điều tra, khảo sát đã thể hiện rõ mức độảnh hưởng hoàn toàn khác nhau của 6 yếu tố (Hội nhập quốc tế, thể chế thương mại, điều kiện tự nhiên,nguồn nhân lực thương mại, cơ sở hạ tầng thương mại, khoa học công nghệ trong thương mại) đếnPTTMBV, đây là tài liệu rất hữu ích trong việc xây dựng chính sách thương mại của các nhà quản lý. Thứ ba: Xuất phát từ cơ sở đánh giá điều kiện, thực trạng PTTMBV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyênvà dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số giải pháp PTTMBV đến năm 2020 mang tínhđột phá, điển hình như: Xây dựng chiến lược phát triển thương mại hiệu quả, cả thương mại trong nướcvà thương mại quốc tế nhằm tăng cường về mặt lượng và nâng cao mặt chất. Đồng thời, đảm bảo hàihòa giữa phát triển thương mại nhanh, bền vững và bảo vệ môi trường.Kết quả nghiên cứu của luận án cũng mở ra một cách nhìn mới, một hướng mới trong nghiên cứu vàđánh giá PTTMBV tại một địa phương, rộng hơn là của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Giáo viên hướng dẫn Nghiên cứu sinh GS.TS. Hoàng Đức Thân Dương Thị Tình