Danh mục

Những đóng góp mới của luận án: Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Số trang: 1      Loại file: pdf      Dung lượng: 95.49 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (1 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra cách tiếp cận mới về quản trị dòng tiền của doanh nghiệp, theo đó quản trị dòng tiền cần được thực hiện thành quy trình từ các nghiệp vụ phát sinh, ghi nhận, kiểm soát tới các giao dịch tài chính nhằm tối ưu hóa ngân quỹ và xử lý ngân quỹ của doanh nghiệp,... Mời các bạn cùng tham khảoNhững đóng góp mới của luận án: Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam sau đây.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những đóng góp mới của luận án: Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamNHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁNĐề tài luận án: Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamChuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 62340201Nghiên cứu sinh: Đỗ Hồng Nhung Mã NCS: NCS32.44TCNgười hướng dẫn : PGS.TS. Vũ Duy HàoCơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dânNhững đóng góp mới về mặt lý luận của Luận án Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp là chủ đề được tập trung nghiên cứu trên thế giới từmấy thập niên trở lại đây, mỗi nghiên cứu đề cập tới khía cạnh khác nhau về quản trị dòng tiền củadoanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra cách tiếp cận mới về quản trị dòng tiền củadoanh nghiệp, theo đó quản trị dòng tiền cần được thực hiện thành quy trình từ các nghiệp vụ phátsinh, ghi nhận, kiểm soát tới các giao dịch tài chính nhằm tối ưu hóa ngân quỹ và xử lý ngân quỹ củadoanh nghiệp. Đặc biệt là quy trình này sẽ được ứng dụng cho một ngành kinh doanh cụ thể. Thêmvào đó, tác giả đã đề xuất một số chỉ tiêu mới phản ánh chất lượng dòng tiền của doanh nghiệp nhưtỷ số dòng tiền/doanh thu, dòng tiền/tài sản, dòng tiền/lợi nhuận sau thuế, dòng tiền/vốn chủ sở hữubên cạnh các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán (khả năng thanh toán ngắn hạn, nhanh, tức thời)truyền thống đang được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính doanh nghiệp.Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của Luận án (1) Trên cơ sở khảo sát 15/53 doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết (DN CBTPNY),phỏng vấn sâu các DN CBTPNY, tham vấn ý kiến chuyên gia tài chính và kiểm toán viên, tác giả đãphân tích các nội dung quản trị dòng tiền, đánh giá thực trạng quản trị dòng tiền của các DNCBTPNY, qua đó đã phát hiện nội dung quản trị dòng tiền chưa được các DN này thực hiện đầy đủ.Cụ thể: việc lập kế hoạch dòng tiền đang được thực hiện như một nội dung nhỏ trong lập kế hoạchtài chính hàng năm, dự báo dòng tiền dựa trên kinh nghiệm của giám đốc tài chính/kế toán trưởng,đặc biệt mô hình ngân quỹ tối ưu chưa được sử dụng. (2) Từ kết quả khảo sát kết hợp với phỏng vấn sâu DN CBTPNY, tham vấn ý kiến chuyên gia vàkiểm toán viên, Luận án đề xuất hai nhóm giải pháp: Thứ nhất, nhóm giải pháp trực tiếp: (i) Dự báo dòng tiền: Từ dữ liệu thu thập được của 53 DN CBTPNY, tác giả đã xây dựngphương trình hồi quy phản ánh mối quan hệ giữa dòng tiền của doanh nghiệp với biến phản ánh cáckhoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, dòng tiền quá khứ (kỳ trước) qua đó tác giả cũng chứng minhđược dòng tiền kỳ trước không ảnh hưởng tới dự báo dòng tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho tácđộng thuận chiều và khoản phải trả tác động ngược chiều tới dòng tiền dự báo của doanh nghiệp; (ii) Xây dựng mô hình ngân quỹ tối ưu: Theo kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu, mô hìnhngân quỹ tối ưu không được các DN CBTPNY quan tâm, các nhà quản trị tài chính chưa có kháiniệm về mô hình này. Qua nghiên cứu này, tác giả đã gắn kết mô hình ngân quỹ tối ưu Stone vớiđiều kiện thực tiễn Việt Nam, đặc biệt tại các DN CBTPNY. Thứ hai, nhóm giải pháp bổ trợ: Tuyển mới giám đốc tài chính và tách chức năng nhiệm vụcủa kế toán trưởng với giảm đốc tài chính; Ứng dụng mô hình điểm đặt hàng hiệu quả nhằm giảmthiểu chi phí hàng tồn kho; Sử dụng các sản phầm từ ngân hàng thương mại như Future, Option,Factoring nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá và sử dụng sản phẩm quản lý vốn lưu động; Xây dựng,nâng cấp phần mềm kế toán cần tách phần hành quản trị dòng tiền độc lập với các phần hành khác. Bên cạnh đó, để thực hiện thành công các giải pháp một số kiến nghị được tác giả đề xuất:tạo lập thị trường giao dịch cho các công cụ tín dụng thương mại, tách Luật các công cụ chuyểnnhượng thành Luật Hối phiếu và Luật Séc, hỗ trợ về mặt phí dịch vụ và ban hành văn bản pháp quyđể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các công ty mua bán nợ và các trung tâm trọng tàithương mại. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: