Danh mục

Những đứa trẻ mắc bệnh sợ cha mẹ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 163.27 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

6h tối mở cửa, dắt xe vào nhà, chị Hoài (Cầu Giấy, Hà Nội) hỏi: "Con có đói không?", nhưng không nghe tiếng trả lời, ngoái đầu nhìn lại thì con vẫn đứng khép nép ngoài cổng. Nhìn vào mắt con chị cảm giác mình giống như một hung thần.Sau khi chia tay với người chồng vũ phu, chị Hoài cùng con gái 5 tuổi ra ở riêng. Tất cả chi tiêu trong gia đình phụ thuộc cả vào đồng lương công chức còm cõi của chị. Nhiều lúc mệt mỏi, bức tức, không kìm chế được chị trút...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những đứa trẻ mắc bệnh sợ cha mẹ Những đứa trẻ mắc bệnh sợ cha mẹ 6h tối mở cửa, dắt xe vào nhà, chị Hoài (Cầu Giấy, Hà Nội) hỏi: Con có đói không?, nhưng không nghe tiếng trả lời, ngoái đầu nhìn lại thì con vẫn đứng khép nép ngoài cổng. Nhìn vào mắt con chị cảm giác mình giốngnhư một hung thần.Sau khi chia tay với người chồng vũ phu, chị Hoài cùngcon gái 5 tuổi ra ở riêng. Tất cả chi tiêu trong gia đình phụthuộc cả vào đồng lương công chức còm cõi của chị. Nhiềulúc mệt mỏi, bức tức, không kìm chế được chị trút cơn giậnlên đứa con bé nhỏ.Nhiều khi cháu chỉ làm đổ cốc sữa chị cũng nổi điên, mặthầm hầm quát: Ăn uống thế à. Ông đập cho mày một nhátbây giờ, rồi vớ được dép, cán chổi là chị lại phát vàomông con. Lúc đó chị cũng không còn biết điều gì đangdiễn ra, chỉ biết đánh con, đánh thật nhiều, thật đau.Tôi cũng không hiểu vì sao mình lại đánh con như thế.Trước kia mỗi lần bị chồng đánh, quát tháo thì tôi ôm convào lòng che chở, bị đòn cũng mặc kệ. Bé cũng rất hiểu vàthương mẹ. Nhưng từ khi ra ở riêng, tôi có cảm giác mìnhđang đánh mất dần tình yêu của con, chị Hoài tâm sự.Theo tiến sĩ - bác sĩ Lã Thị Bưởi, Phòng khám Tuna (PhốVọng, Hà Nội), trường hợp con chị Hoài bị ám ảnh sợ hãimẹ quá mức vì thường xuyên bị mẹ đánh một cách vô cớ.Khi đánh con trong tâm trạng giận dữ, cáu gắt, người takhông điều khiển được hành vi của mình, không biết mìnhđánh con đau như thế nào.Khi bị người lớn đánh, trẻ sợ hãi cũng là chuyện dễ hiểu. Vấn đề ở đây là đánh như thế nào và vì sao lại đánh. Không phải trẻ nào bị đánh cũng mắc bệnh sợ cha, mẹ mà tùy vào tố chất của mỗi bé. Có thể lúc bị đánh bé thấy sợ, thấy ghét nhưng nếu nhận thấy tình yêu thương của cha mẹ nhiều hơn thì trẻ cũng nhanh chóng quên đi việc bị đánh.dữ của người lớn rất dễ làm bé sợ hãi. Ảnh: Images Nhưng với những trẻ có nhân cách yếu, quá nhạy cảm thì đó có thể trở thành bệnh. Trẻ có cảm giác mình bị chà đạp, bị bỏ rơi, như trường hợp của bé Linh, hơn 4 tuổi ở Giáp Bát, Hà Nội. Bố cháu không đi làm gì chỉ ở nhà chơi, hay cờ bạc, cả gia đình sống bằng tiền cho thê nhà trọ. Mỗi lần gặp chuyệnkhông vui, thua bạc về thấy con khóc, người chồng tức lên,lao vào chửi mắng: Mẹ con mày chỉ là một lũ ăn bám. Taocho tiền thế mà còn suốt ngày mè nheo. Này thì khóc này,thế rồi anh ta lao vào đánh con không thương tiếc. Thươngcon nhưng chị Huyền không dám ly dị vì tiền không, nhàcửa không, công việc không ổn định. Những lúc như thếchị chỉ còn biết ôm lấy con mà che chở.Sinh ra cháu đã nhẹ cân, lười ăn, hay ốm vặt có khi thángtrước vừa bị viêm họng, tháng sau đã bị sốt nên cháu cũnghay mè nheo khóc. Gần đây cháu hay sống thu mình, khôngchịu chơi với các bạn. Tôi không biết việc mình cam chịusống như thế là đúng hay sai nữa, chị Huyền nói.Tiến sĩ Bưởi cũng cho biết, thể chất của bé Linh vốn đã yếuđuối, lại thường xuyên bị đánh, bị áp lực về tinh thần nênbé càng sợ hãi. Thông thường tâm lý sợ hãi cha, mẹ ở trẻkhông có biểu hiện rõ ràng. Ở một số bé, khi vẽ những bứctranh gia đình thì thấy hai mẹ con nắm tay nhau nhưng cònhình bố thì ở rất xa. Khi hỏi thì các cháu đều nói: Con sợbố lắm. Bố đánh con đau. Nhưng cũng có trẻ có biểu hiệnrõ rệt bị chấn động thần kinh như bé Bông 3 tuổi ở ThanhXuân, Hà Nội.Chị Thu, mẹ bé cho biết hồi cháu 2 tuổi, đêm ngủ toànkhóc thét, nhiều khi giật mình đập thình thịch xuốnggiường. Hơn nửa tháng thấy con vẫn thế chị mới đưa con đikhám. Bác sĩ cho biết cháu bị một dạng stress, có thể banngày cháu gặp việc gì đó kích động khiến cháu sợ hãi quámức.Theo chị có thể vì con không chịu ăn, cho được thìa cháolại miệng nhè ra, nên bố cháu có vài lần quát mắng, lấy roivụt ầm ầm vào bàn ghế. Cho cháu uống thuốc 3 ngày thìthấy đỡ. Từ sau lần ốm đó, anh nhà tôi cũng chẳng dám nóito lấy một câu, cả mẹ cũng thế, chị Thu kể.Tiến sĩ Bưởi khuyến cáo, có thể khi con còn nhỏ cha mẹchưa thấy hết được hậu quả của hành vi đánh con. Nhưngkhi lớn hơn, nếu vẫn tiếp tục bị đánh trẻ sẽ có những phảnứng chống đối như: không học, không làm bài, nhiềukhuyết điểm, lấy tiền đi chơi, làm những điều trái với mongđợi của cha mẹ. Thậm chí có những trẻ trở nên lỳ lợm, bấtcần đời. Khi ấy những trận đòn roi cũng không còn tácdụng răn đe, cha mẹ cảm thấy bất lực trong việc dạy con.Khi thấy trẻ có biểu hiện xa lánh mình, cha, mẹ nên tìm ranguyên nhân, thay đổi cách cư xử với con. Điều này rất cầnsự kiên trì, cha mẹ hãy dành thời gian chơi với con nhiềuhơn, không nên tức giận. Khi trẻ mắc lỗi thì không quátmắng hay đánh mà giải thích cho con hiểu như thế là sai,lựa chọn những hình thức kỷ luật khoa học...Đánh con cũng là một dạng bạo hành trong gia đình, đặcbiệt là việc đánh con vô cớ, giận cá chém thớt. Hơn nữa trẻchưa hiểu được bản chất của việc đánh, mà chỉ thấy đau. Vìthế theo tiến sĩ Bưởi, trong việc dạy trẻ điều quan trọngnhất là khiến con tôn trọng mình chứ không phải là sợ hãi. ...

Tài liệu được xem nhiều: