Danh mục

Những giá trị bền vững và ý nghĩa thời đại của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 307.01 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cách đây 160 năm, Các Mác và Phri-đrích Ăngghen, các nhà sáng lập thiên tài học thuyết chủ nghĩa cộng sản khoa học, những lãnh tụ vĩ đại và người thầy của giai cấp công nhân thế giới đã khởi thảo tác phẩm bất hủ Tuyên
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những giá trị bền vững và ý nghĩa thời đại của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Những giá trị bền vững và ý nghĩa thời đại của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Nguồn: fpe.hnue.edu.vn Cách đây 160 năm, Các Mác và Phri-đrích Ăngghen, các nhà sáng lậpthiên tài học thuyết chủ nghĩa cộng sản khoa học, những lãnh tụ vĩ đại vàngười thầy của giai cấp công nhân thế giới đã khởi thảo tác phẩm bất hủ Tuyênngôn của Đảng Cộng sản, tác phẩm phổ biến nhất, có tính quốc tế nhất trongsách báo xã hội chủ nghĩa của phong trào công nhân Châu Âu giữa thế kỷ XIX.Là văn kiện có tính cương lĩnh của phong trào cộng sản, Tuyên ngôn đánh dấusự trưởng thành của chủ nghĩa Mác sau một loạt công trình tìm tòi, khám phá,phát hiện trước đó; đánh dấu sự chuyển biến của chủ nghĩa xã hội từ khôngtưởng đến khoa học. Vừa là một tác phẩm lý luận, vừa là một bản tuyên ngônchính trị, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã trình bày cô đọng, có hệ thốngnhững vấn đề lý luận cơ bản nhất. 1. Tuyên ngôn làm rõ sự ra đời, địa vị lịch sử và sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Xã hội tư bản mà điển hình nhất là ở các nước tư bản trên lục địa Châu Âu và nước Anh, giữa thế kỷ XIX là một thực thể kinh tế - xã hội và một thể chế chính trị - xã hội phức tạp, vừa đang định hình quyền lực thống trị trong tay giai cấp tư sản vừa đang tích tụ những mâu thuẫn gay gắt giữa hai giai cấp đối kháng: Tư sản và vô sản. Đây là biểu hiện về một xã hội của mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX trong lòng xã hội TBCN. Trong sự phong phú của các mô hình xã hội, các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội thời ấy, Mác và Ăngghen nhận rõ sự ra đời của hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa như một tất yếu từ trong lòng xã hội phong kiến đã tan rã. Bằng sự phân tích khách quan, khoa học, Mác và Ăngghen đã khẳng định tính cách mạng, tiến bộ, hợp quy luật của sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, mà sự khởi đầu là từ sự phát triển của đại công nghiệp. Nhờ sử dụng máy móc hiện đại, cải tiến kỹ thuật và tổ chức sản xuất, thúc đẩy cạnh tranh tự do, mở rộng thị trường... xã hội tư bản đã tạo ra một khối lượng tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt khổng lồ. Guồng máy sản xuất và trao đổi vì mục tiêu lợi nhuận không ngừng tăng lên, vận hành gần như hết công suất. Nhưng, chính cuộc chạy đua săn tìm lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh tự do ấy đã dẫn đến tình trạng quá thừa sản xuất, trao đổi và hàng hóa. Hậu quả là, nền sản xuất xã hội lâm vào khủng hoảng mà sự nghiêm trang của nó tới mức đe doạ sự sống còn của chế độ sở hữu tư bản - nền tảng xây dựng nên chế độ tư bản chủ nghĩa. Cội nguồn sâu xa của vấn đề như Tuyên ngôn đã chỉ rõ - nằm chínhngay trong mâu thuẫn giữa nền tảng tạo nên chủ nghĩa tư bản - chế độsở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa - với sản phẩm mà nó tạo ra - lựclượng sản xuất công nghiệp hóa. Sự chật hẹp của quan hệ sản xuất tưbản đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng xã hội hóarộng lớn là nguyên nhân cơ bản dẫn chế độ kinh tế tư bản đến chỗ sẽphải sụp đổ. Giai cấp các nhà tư bản tất yếu phải bảo vệ lợi ích và quyềnlực của mình, tìm ra những thủ đoạn và cách thức để duy trì chế độ sởhữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Mặc dù vậy, sự phát triển của lực lượngsản xuất mang tính chất xã hội hóa rộng lớn tất yếu mâu thuẫn, khôngdung hợp với sự chật hẹp của chế độ tư hữu. Vì thế, lối thoát của lịch sửchỉ có thể là thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ xã hội mớidựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Quy luật khách quan củalịch sử là quan hệ sản xuất phải phù hợp với lực lượng sản xuất. Chỉ cóchế độ công hữu về TLSX mới là hình thức xã hội hóa của QHSX mới đủsức dung nạp LLSX đang ngày càng lớn lên. Chính điều đó cho thấyPTSX tư bản chủ nghĩa tất yếu phải bị thay đổi bởi PTSX CSCN vàCNTB tất yếu phải bị CNXH, CNCS phủ định. Kết luận và dự báo khoahọc của Mác và Ăngghen nêu ra trong Tuyên ngôn là: Thất bại của GCTSvà thắng lợi của GCVS đều là một tất yếu lịch sử như nhau. Đây là mộttrong những luận điểm nền tảng và mãi mãi còn giá trị của Tuyên ngôn. Ngày nay, nhờ có những điều chỉnh lớn trong quan hệ sản xuất vànhờ tận dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học -công nghệ, đặc biệt là việc hình thành các tập đoàn xuyên quốc gia, cácthể chế kinh tế toàn cầu của chủ nghĩa tư bản vẫn còn tiềm năng để tiếptục kéo dài sự tồn tại. Tuy nhiên, những hiện thực nan giải, những mâuthuẫn không thể vượt qua của xã hội tư bản vẫn còn đó với mức độ ngàycàng gay gắt hơn. Điều đó càng chứng tỏ những nhận định của Mác vàĂngghen về số phận lịch sử của chủ nghĩa tư bản ghi trong Tuyên ngôntiếp tục được chứng thực ngay cả với chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ XXI. 2. Tuyên ngôn chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản -người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội mới Những mâu thuẫn trong đời sống kinh tế của xã hội tư bản dù cógay gắt trầm trọng đến mấy cũng không làm cho chủ nghĩa tư bản ...

Tài liệu được xem nhiều: