Từ thời xa xưa, cha ông ta đã biết xây dựng giếng theo các nguyên lý rất khoa học. Giếng vừa là nơi cung cấp nguồn nước trong lành cho cuộc sống, bảo đảm vệ sinh, vừa có tính thẩm mỹ, tạo cảnh quan hài hòa trong tổng thể kiến trúc chung của ngôi chùa. Trong thế giới sinh động của giếng chùa ở nước ta, giếng chùa Thiên Ấn, giếng chùa Lương, giếng chùa Phúc Lâm, giếng chùa Phổ Minh… là những minh chứng tiêu biểu. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những giếng chùa độc đáo
Những giếng chùa độc đáo
Từ thời xa xưa, cha ông ta đã biết xây dựng giếng theo các nguyên lý rất khoa học.
Giếng vừa là nơi cung cấp nguồn nước trong lành cho cuộc sống, bảo đảm vệ sinh, vừa
có tính thẩm mỹ, tạo cảnh quan hài hòa trong tổng thể kiến trúc chung của ngôi chùa.
Trong thế giới sinh động của giếng chùa ở nước ta, giếng chùa Thiên Ấn, giếng chùa
Lương, giếng chùa Phúc Lâm, giếng chùa Phổ Minh… là những minh chứng tiêu biểu.
1. Thiên Ấn là ngôi chùa cổ nổi tiếng của tỉnh Quảng Ngãi, tọa lạc giữa phong cảnh
kỳ vĩ thơ mộng, xưa nay được ngợi ca l Thiên ấn niêm hà (Quả triện của Trời ấn xuống
dòng sông) và đặc biệt nơi đây còn lưu lại truyền thuyết về một chiếc giếng Phật. Giếng
chùa Thiên ấn là một di tích độc đáo. Truyền thuyết kể rằng, vào cuối thế kỷ XVII, vị sư
tổ khai sơn chùa đã dốc tâm đào giếng ròng rã 20 năm trời, phải kiên trì chiến đấu với
những tảng đá cứng, đào sâu xuống 21m mới chạm tới mạch nước. Khi dòng nước thiêng
trong mát thần diệu trào lên, thì cũng là lúc sư tổ sức cùng lực kiệt, ngài tịch diệt và để lại
cho đời nguyên vẹn giếng nước ngọt ngào. Hàng trăm năm nay dân gian còn lưu truyền
câu ca dao ngợi ca công đức của sư tổ:
Ông thầy đào giếng trên non
Đến khi có nước không còn tăm hơi
2. Chùa Lương, tên chữ là Phúc Lâm tự, ngôi chùa cổ nhất xứ Quần Anh, Nam Định,
được khởi dựng từ năm 1509, đồng hành cùng lịch sử khai cơ vùng đất này. Chùa được
biết đến bởi những công trình kiến trúc cổ: Chùa Lương- Cầu Ngói, cùng cảnh quan đẹp
đẽ, hồ nước trước chùa rộng hàng nghìn mẫu như tấm gương để tam quan, thiên thạch đài
trụ soi bóng. Trong khuôn viên chùa, sát cạnh tiền đường, có giếng nước cổ độc đáo cùng
tuổi với chùa, thành giếng được tạo bởi hàng chục chiếc cối đá xếp vòng tròn, bốn mùa
nước trong leo lẻo, chỉ dùng để đồ xôi cúng Phật.
3. Một ngôi chùa khác cũng có tên là Phúc Lâm, tọa lạc trên vùng đất vốn là quê
ngoại của vua Lý Thái Tổ (nay thuộc thôn Du Nội, xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội), là
nơi hội tụ những di tích vật thể và phi vật thể của triều Lý. Chùa được khởi dựng từ năm
1224, giữa rừng hoa, vườn quan họ của các phủ tôn thất triều Lý. Trải qua gần 800 năm
dâu bể, trước sức tàn phá của binh đao đạn lửa, lũ lụt, sự thay dòng đổi hướng của sông
nước, nên bóng dáng kiến trúc lộng lẫy uy nghi xưa kia đã bị thời gian biến cải. Nửa cuối
thế kỷ XX, do vỡ đê, nước lụt tràn bờ nên dân làng phải di chuyển chùa sâu vào phía
trong làng. Tuy nhiên, chùa vẫn còn bảo lưu được nhiều báu vật cổ xưa: một số pho
tượng cổ bia đá, những tảng đá kê chân cột, đặc biệt là phù điêu lan can hình con sấu và
một giếng đá cổ thời Lý.
Giếng đá trong khuôn viên chùa Phúc Lâm được làm từ những tảng đá nguyên khối.
Phần cổ giếng được tạo bởi hai khối đá cao 30cm, được khoét rỗng hình tròn ở giữa, với
đường kính 80cm, tạo nên miệng giếng. Miệng giếng tròn xoay toàn bích khiến bất cứ ai
tới chiêm ngưỡng cũng phải thán phục bàn tay khéo léo, tài tình của những người thợ
xưa. Vết tích biết bao đời người dùng dây kéo nước tạo nên những rãnh đá mòn lõm sâu
hằn lên miệng giếng, có thể đặt vừa cả ngón tay. Các nhà khảo cổ học đã xác định tuổi
của giếng đá trên 600 năm và đánh giá đây là giếng đá cổ nhất Việt Nam hiện nay. Bộ
sách Kỷ lục Việt Nam do báo điện tử Vietnam.Net; Cty Cổ phần sách niên giám VN và
NXB Thông tấn phối hợp thực hiện, khẳng định: giếng đá chùa Phúc Lâm là giếng đá cổ
nhất Việt Nam.
4. Chiếc giếng cổ độc đáo nhất thuộc về di tích giếng cổ chùa Phổ Minh, Nam Định,
được các nhà khảo cổ phát hiện và khai quật năm 1970. Đây là giếng cổ có giá trị lịch sử
vô cùng quan trọng đối với việc nghiên cứu nền văn minh của dân tộc ta thời nhà Trần.
Vào năm 1970, khi nhân dân đào mương qua khu vực đất chùa để phục vụ thủy nông,
tình cờ phát hiện ra giếng cổ này.
Di tích giếng hình tròn, đường kính ngoài 1m6, sâu 2m80 (tính từ mặt ruộng). Kết
quả khai quật giếng chùa Phổ Minh cho thấy, người xưa đã tạo tác nên thành giếng bằng
những chiếc bao nung đồ sứ úp sấp, xếp vòng tròn thành nhiều lớp, mỗi lớp được quây
bởi 14 chiếc bao nung. Khi khai quật chỉ còn 3 lớp, những lớp trên đã bị lấy lên từ lúc
đào đắp mương. Nếu tính độ cao trung bình của những chiếc bao nung là 22cm, thì thành
giếng phải gồm 10 lớp, và số bao nung dự tạo thành giếng là 140 chiếc. Nơi đáy giếng có
những bình sành đựng đầy vôi xếp úp sấp, sát với lớp bao nung dưới cùng, xen kẽ với lớp
sỏi trải lát lòng đáy giếng.
Mỗi chiếc bao nung đồ sứ đều có hình vại, miệng ngoài có gờ tròn nổi, đáy bằng,
thành trụ. Bao được nặn từ đất sét pha cát, đã được nung chín, có màu đỏ gạch. Chính
giữa của đáy bao nung có ổ đặt con kê hình vành khăn tạo gờ lọt vào trong trôn bát, nhiều
chiếc con kê còn dính chặt vào đáy. Chiếc bao nung lớn nhất có đường kính miệng 30cm,
cao 25cm, dày 2,5cm; chiếc nhỏ nhất có đường kính miệng 27cm, cao 19cm. Những
chiếc bình sành chứa vôi có hình dáng tương tự bao nung đồ sứ, nhưng không phải là
công cụ sản xuất đồ sứ ...