Danh mục

Những Giọt Trầm

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 95.00 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có chắc mùa thu lá rơi vàng tiếng gọi Lệ mừng gặp nhau xôn xao phím dương cầm Có phải em là mùa thu Hà Nội Nghìn năm sau ta níu bóng quay về... (Có phải em... mùa thu Hà Nội - Thơ: Tô Như Châu - Nhạc: Trần Quang Lộc ) Sơ tán lần thứ nhất về thì tôi lên lớp ba. Hầu hết trường học ở thành phố bị trưng dụng trong thời đánh phá. Làm nơi tuyển quân. Làm nơi chứa bao cát phòng khi bom phá vỡ đê sông Hồng mùa lũ. Làm nơi bán gạo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những Giọt TrầmNhững Giọt Trầm Lê Minh Hà Những Giọt Trầm Tác giả: Lê Minh Hà Thể loại: Truyện Ngắn Website: http://motsach.info Date: 27-October-2012Có chắc mùa thu lá rơi vàng tiếng gọiLệ mừng gặp nhau xôn xao phím dương cầmCó phải em là mùa thu Hà NộiNghìn năm sau ta níu bóng quay về...(Có phải em... mùa thu Hà Nội - Thơ: Tô Như Châu - Nhạc: Trần Quang Lộc )Sơ tán lần thứ nhất về thì tôi lên lớp ba.Hầu hết trường học ở thành phố bị trưng dụng trong thời đánh phá. Làm nơi tuyển quân. Làmnơi chứa bao cát phòng khi bom phá vỡ đê sông Hồng mùa lũ. Làm nơi bán gạo dã chiến.Trường tôi là cửa hàng gạo lúc trẻ con phải triệt để sơ tán khỏi thành phố. Lúc chúng tôi nhậptrường, các phòng học vẫn phảng phất mãi mùi gạo mục chua chua thum thủm.Trường mất đâu hết bàn ghế và học sinh phải đi học ba ca. Tôi học ca ba, từ ba giờ chiều tớibảy giờ tối. Bây giờ nhớ lại lòng cứ ngùi ngùi rất khó chịu. Thương tuổi mình ngày ấy. Nhưngngày ấy thì thật ra là rất bình thường. Từ hai giờ chiều tôi đã mắt trước mắt sau chào bà xáchcặp phóng ra khỏi nhà. áo trắng. Quần xanh. Nón to bằng nón mẹ. Không còn phải đội mũ rơmdày quỵch đau cả đầu. Vĩnh biệt áo nâu với áo xanh sĩ lâm. Chẳng còn sợ bị cô phạt vì quên túicứu thương. Nhẹ nhõm. Gió lao rao trên vòm cây. Xô nắng. Nắng mùa thu trong như mật óngrải trên đường. Mặt đường đầy cứt cò. Phố tôi có hàng cây sao tuyệt nhất Hà Nội. Thẳng tắp.Cao vút. Thân xù xì nâu sẫm, đẹp kinh khủng vào lúc nắng quái. Lại có cò. Lạ thế. Cò vẫn vềquần tụ ngay cả lúc bom đạn dữ dội nhất. Sau này chúng bỏ đi, nhưng vẫn để lại cho phố cái tênbọn con trai bạn tôi thời sinh viên rất thích gọi: Bang Cò ị.Bang Cò ị nằm sát ngoại ô. Hai bên phố thuần nhà một tầng với hai tầng mái ngói cửa gỗ lùa cóthể tháo ra lắp vào hàng ngày. Kiểu nhà làm ăn buôn bán ngày trước. Cũng lác đác vài biệt thựvà những biệt thự đó thường cách mặt phố cả khoảng sân rộng có hàng rào chấn song gang baoquanh. Trên đó hoa ti gôn phủ trĩu. Lối đi sau mấy ngày mưa chỗ nào không có bước chânngười là lên rêu. Trông cũng tàn tạ. Có vẻ nhà tư sản cũ, còn giữ được sau hòa bình lập lại. Cảnhà tôi sống ở khu tập thể cơ quan bố mẹ và những nhà ngoài phố bao giờ cũng làm tôi tò mò.Trong ấy dường như còn một cuộc sống mà tôi không biết, hiện diện ở những tủ kính con conchứa các lọ thủy tinh đựng ô mai, táo dầm, chè lam..., ở dáng ông cụ mặc pigiama phẳng phiuTrang 1/6 http://motsach.infoNhững Giọt Trầm Lê Minh Hàloay hoay quét lá khô trên lối đi những chiều gần tắt nắng, hay ở dáng các bà cụ răng trắng, đeokính, búi tóc chứ không vấn khăn, vẫn vừa ngồi trông hàng vừa tiện thể nhặt rau sát cửa ra vào.Các bà ngồi ghế nhặt rau chứ chẳng thấy ngồi xổm bao giờ. Mớ rau các nhà ấy mua thường nõnnà, rau xơ mới và bao giờ cũng chỉ là một nắm tý tẹo. Khác hẳn những mớ rau bọn trẻ conchúng tôi xếp hàng mua ở quầy rau mậu dịch. Nhìn những mớ rau bán theo cân ấy người nhàquê ra tỉnh có thể tưởng rằng đến một nửa dân thành phố nuôi lợn.Suốt khoảng phố gần trường toàn nhà một tầng cửa gỗ lùa lọt vào một nhà cửa sổ chấn song sắtluôn mở rộng. Có một lồng chim ngày nào đi học tôi cũng thấy treo phía ngoài. Chim gì chẳngđẹp. Trông như mớ cỏ rối. Nhưng tiếng hót thì trong veo. Trong. Và phấp phỏng như nắng thuđang do dự rây qua ngàn vạn lá xuống phố. Nhà ấy không bán hàng. Có những đứa trẻ ăn mặcđẹp hơn tôi, chân đi dép nhựa ra vào. Chúng đến đó học đàn. Chúng làm tôi tủi thân và nhiềuhơn là thẹn. Có một lần tôi bị tụt quai dép cao su và tôi chẳng còn cách nào hơn là lếch thếchxách cả dép lẫn cặp nhón nhén đi bộ trên hè phố trước mặt chúng nó.Từ ngôi nhà chúng ra vào bay ra những hợp âm thô kệch, lập cập. Thua tiếng hót của con chimgiống như nùi cỏ rối. Tôi có cả một bầu trời mùa thu thanh tĩnh, cả tiếng chim kia, cả mặt phốthâm nghiêm trong bóng lá, và nắng, và gió. Nhưng không hiểu sao tôi cứ buồn buồn khi nghetiếng dương cầm vang lên lập cà lập cập dưới ngón tay bọn trẻ con không quen biết. Cảm giácnày theo tôi đến tận giờ và tôi không bao giờ muốn hiểu vì sao.Cô giáo dạy dương cầm tôi đã nhìn thấy nhiều lần. Hình như nhà chỉ có cô và mẹ cô. Bà cụ hayngồi trên cái giường đơn kê sát cửa sổ đan len, kính trễ mũi. Thỉnh thoảng bà lại dướn mắt nhìnqua gọng kính ra ngoài phố. Phố vắng ngắt. Chẳng hiểu bà nhìn gì. Và mỉm cười. Có lần hìnhnhư bà cười với tôi. Gương mặt lặng lẽ sáng bừng trong nụ cười ấy. Dáng vẻ ấy tôi chẳng baogiờ thấy ở các vị hàng xóm suốt ngày tất bật trong khu tập thể của tôi.Cô giáo dạy đàn con bà cụ trông cũng chững tuổi. Phải bằng cô giáo tôi. Tóc phi dê dài ...

Tài liệu được xem nhiều: