Danh mục

Những góc nhìn điêu khắc Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 198.43 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghệ thuật điêu khắc đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong mỗi đô thị. Trên thế giới, có những tác phẩm điêu khắc đã trở thành biểu tượng cho mỗi thành phố, là niềm tự hào, yêu thích của người dân. Còn tượng đài ở Việt Nam thì sao? ( ảnh bên Tượng đài Lý Thái Tổ - Bên Hồ Gươm Hà Nội) Nghệ thuật điêu khắc nói chung, đặc biệt là tượng đài đang gây nhiều bức xúc trong xã hội, tốn nhiều giấy mực của các nhà lí luận phê bình và lịch sử mỹ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những góc nhìn điêu khắc Việt Nam Những góc nhìn điêu khắc Việt Nam Nghệ thuật điêu khắc đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong mỗi đô thị. Trên thế giới, có những tác phẩm điêu khắc đã trở thành biểu tượng cho mỗi thành phố, là niềm tự hào, yêu thích của người dân. Còn tượng đài ở Việt Nam thì sao? ( ảnh bên Tượng đài Lý Thái Tổ - Bên Hồ Gươm Hà Nội) Nghệ thuật điêu khắc nói chung, đặc biệt là tượng đài đang gây nhiều bức xúc trong xã hội, tốn nhiều giấy mực của các nhà lí luận phê bình và lịch sử mỹ thuật, những nhà báo, nhà điêu khắc tâm huyết, quan tâm đến nền văn hóa tạo hình của đất nước…Trong tương lai, chỗ đứng của điêu khắc Việt Nam vẫn chưa được khẳng định, sự kết hợp giữa kiến trúc với điêu khắc luôn gặp phải những vướng mắc để rồi công chúng không được hưởng những giá trị đích thực của điêu khắc tại các đô thị. Trách nhiệm này thuộc về các nhà quản lý, nhà chuyên môn và tiếng nói của công luận. Chúng tôi mong muốn thông qua chuyên đề này nhận được nhiều sự đóng góp của đông đảo những người trực tiếp, gián tiếp góp phần làm đẹp bộ mặt đô thị và các không gian kiến trúc khác. Chất lượng của Điêu khắc - Kiến trúc luôn phải song hành, mang lại sự cảm nhận và đánh giá khách quan của những người cảm thụ nó. Đô thị đang thiếu một không gian thẩm mỹ ! “Đô thị của chúng ta có nhiều không gian ở, không gian làm việc, không gian đi lại nhưng thiếu một không gian thẩm mỹ. Tôi đi qua rất nhiều khung cảnh, thấy nó gợi cho tôi khát vọng của người thưởng thức chứ không phải của nhà chuyên môn. Như dọc đường Láng - Hoà Lạc (Hà Nội) có những vườn cây rất đẹp mà đứng ở đó ta có cảm giác cần trang trí thêm vào những khối đá trắng, gỗ, màu sắc, nước... tạo thành môi trường thẩm mỹ cho người thưởng thức. Có một nghịch lý là điêu khắc của chúng ta không đặt vào môi trường cụ thể. Chúng ta chỉ làm nghệ thuật thuần tuý chứ không suy ngẫm cụ thể xem chỗ này cần đặt cái gì, hình thức như thế nào, màu sắc ra sao, tỷ lệ, hình tượng như thế nào. ở đây mỗi môi trường đòi hỏi “sự kết duyên chứ không phải sự cưỡng hôn” ... Các nhà kiến trúc điêu khắc phải đến tận nơi, am hiểu về môi trường, ngồi như một người thưởng thức, xem chỗ này thèm khát cái gì, thiếu cái gì, cần trang trí thế nào...” PGS. Hoạ sĩ Đặng Quý Khoa - ĐH Mỹ thuật Hà Nội Quy hoạch kiến trúc & Quy hoạch tượng đài? “Kiến trúc và Tượng đài có thể coi là hai anh em sinh đôi. Nếu không có quy hoạch kiến trúc thì tượng đài cũng khó có thể xây dựng đẹp được. Nếu có một thiết kế tổng thể tốt thì không khó có một tượng đài đẹp. Xây dựng tượng đài luôn có 2 gói thầu: gói thầu về xây dựng tổng thể và gói thầu về thiết kế tượng đài. Tuy gói thầu tượng đài là gói thầu chủ thể nhưng gói thầu xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Kiến trúc tạo ra khoảng không gian cho tượng đài. Những nhà kiến trúc quy hoạch là những nhà hoạch định. Hiện nay chúng ta nên kết hợp giữa quy hoạch kiến trúc và quy hoạch tượng đài. Nếu có một nền móng tốt, một không gian đẹp và quy hoạch tốt thì chúng ta sẽ không bao giờ thiếu một không gian quảng trường đẹp”. Ông. Nguyễn Phú Cường - Vụ phó Vụ Mỹ thuật (Bộ Văn hóa - Thông tin) Tượng đài chưa được xứng tầm ? “ Tượng đài phải có sự kết hợp với kiến trúc. Nếu tượng đài được đặt ở một nơi không có nhiều công trình kiến trúc thì nó không có ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu đặt tượng ở nơi có nhiều công trình kiến trúc thì mới tạo ra nhiều tranh cãi. Bởi lẽ đó, tượng đài trong các đô thị Việt nam luôn là sự không hài lòng và tại sao lại gây nhiều tranh cãi? Vì các tượng đài khi xây dựng thường không để ý đến cảnh quan kiến trúc xung quanh, dựng tượng thiếu sự đồng bộ cả về cảnh quan lẫn kiến trúc. Tượng đài ở Hà Nội hiện nay đã có nhưng chưa đẹp, bởi nó thiếu một không gian cho chính nó, nhiều lúc trông tượng đài lại giống như tượng trang trí công viên vậy. Có lẽ Hà Nội quá trật hẹp nên không có không gian cho tượng đài, tượng đài đang không được đặt ở vị trí xứng tầm” Th.S Phạm Thị Thịnh - Trường ĐH Xây dựng Tượng đài - Thừa hay thiếu? “ Hoạ sỹ Lương Xuân Đoàn đã từng kêu ca về tình trạng nhà nhà làm tượng, nơi nơi làm tượng đài, tượng đài xấu làm hỏng cả kiến trúc và ngược lại. Đúng là nếu cứ như xu hướng hiện nay thì chúng ta thừa tượng đài chiến thắng, danh nhân có chất lượng, ý tưởng và ngôn ngữ tượng đài không khác nhau là mấy, đặt chỗ nào, ghép vào cảnh quan nào cũng được nhưng không thấy có hồn. Nói về tượng đài chiến tranh chúng ta phải học tập tượng đài của Liên Xô cũ : Khẩu súng thì bị soắn nòng như cái gút dây thừng, cái búa dáng mạnh xuống thanh kiếm để biến nó thành lưỡi cày, người lính thì cúi nhìn xuống đất với khẩu súng buông nơi tay. Tượng Hồng quân ở Vinhút đi vào lòng dân đến nỗi chính quyền hiện nay không giám phá bỏ hoàn toàn mà phải di dời đến một công viên đẹp của thủ đô Litva. Thực sự thì Việt Nam còn thiếu nhiều loại tượng đài thích hợp cho đô thị, cho nông thôn, cho các lĩnh vực văn hóa, giáo d ...

Tài liệu được xem nhiều: