Danh mục

Những hiện tượng thường gặp sau sinh

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 194.53 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi sinh con, cơ thể xuất hiện nhiều biến đổi khiến bạn bối rối, khó chịu. Sau đây là giải pháp giúp bạn đối phó với những thay đổi. Sau khi sinh con, mối quan tâm của các bà mẹ là ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tập luyện để phục hồi vóc dáng. Thế nhưng, hầu hết những người làm mẹ đều nhận thấy cơ thể sẽ không thể trở lại như thời chưa có con. "Ban đầu, tôi hy vọng sau khi con chào đời, vòng bụng của tôi sẽ nhỏ lại và các vết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những hiện tượng thường gặp sau sinh Những hiện tượng thường gặp sau sinh Sau khi sinh con, cơ thể xuất hiện nhiều biến đổi khiến bạn bối rối, khóchịu. Sau đây là giải pháp giúp bạn đối phó với những thay đổi. Sau khi sinh con, mối quan tâm của các bà mẹ là ăn uống đầy đủ dinhdưỡng và tập luyện để phục hồi vóc dáng. Thế nhưng, hầu hết những người làmmẹ đều nhận thấy cơ thể sẽ không thể trở lại như thời chưa có con. Ban đầu, tôi hy vọng sau khi con chào đời, vòng bụng của tôi sẽ nhỏ lại vàcác vết rạn sẽ biến mất. Đáng buồn thay, cơ thể trước lúc sinh của tôi đã biến mất.Lần sinh con thứ hai tiếp tục đem đến cho cơ thể tôi những thay đổi khác, chịNguyễn Thị Như Huệ, một bà mẹ hai con, tâm sự. Theo các bác sĩ sản khoa, vài thay đổi trên cơ thể phụ nữa sau khi sinh sẽbiến mất sau thời gian ngắn, nhưng cũng có một số thay đổi lại tồn tại vĩnh viễn.Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, mỗi một giải pháp cho các thay đổi sau sẽgiúp cải thiện tình hình: Căng tức ở ngực Hai bầu ngực căng sữa, cứng và đau. Đôi khi, đây là dấu hiệu của viêmtuyến vú. - Giải pháp: Dùng dụng cụ hút bớt sữa trước khi cho con bú để làm giảmbớt tình trạng căng tức. Cách khác, bạn có thể dùng vòi nước phun lên ngực hoặcđắp gạc ấm quanh ngực để giảm đau. Nếu bị đau tức ngực kèm theo sốt, bạn nênđến bác sĩ để được kê toa thích hợp. Để ngăn chặn tình trạng này, cho bé bú thường xuyên và đúng cách. Cốgắng không đè lên ngực trong khi ngủ và không nên mặc áo ngực chật. Rụng nhiều tóc Nội tiết tố trong thai kì sẽ làm cho đa số phụ nữ trong thời gian mang thaikhông bị rụng nhiều tóc. Thế nhưng, trong những tháng đầu sau kỳ sinh nở, mỗikhi chải hoặc gội đầu, bạn phát hiện bị rụng cả một nắm tóc. - Giải pháp: Không cần thiết phải chữa trị. Bạn nên chải tóc vào buổi sángđể tóc rụng vào một thời điểm và giảm số lượng tóc rụng trong ngày. Tóc mất đithường sẽ mọc lại trong khoảng 2 đến 6 tháng. Những vết rạn sậm màu Khi mang thai, bạn tăng cân và lớp da bụng của bạn phải chịu thêm trọnglượng của bào thai. Những lần đỏ nâu xuất hiện quanh vùng ngực, bụng, hông, đùivà mông do các sợi đàn hồi collagen dưới da bị đứt quãng. - Giải pháp: Qua một thời gian, thường là 12 tháng, các vết rạn sẽ mờ đi.Khi các loại thuốc bôi da không có tác dụng, cách chữa duy nhất là bạn nên đếnchuyên khoa da liễu để chiếu tia laser xóa các vết rạn. Xuất hiện của dư Trĩ có thể lòi ra ngoài hậu môn gây đau và ngứa, đặc biệt là sau khi bạn đivệ sinh. - Giải pháp: Tránh bị táo bón bằng cách ăn các thức ăn có nhiều chất xơ,uống nhiều nước và tập thể dục. Dùng nước đá để giảm đau chỗ sưng và lòi ra. Vệsinh vùng kín sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, tránh ngồi hoặc đứng lâu. Nên đến gặpbác sĩ để được điều trị dứt hẳn. Mất kiểm soát Nếu khi bạn hắt hơi, ho, cuời hay vận động mạnh có thể khiến nước tiểu ròrỉ. Bạn không thể kiểm soát được điều này. Nguyên nhân là do các cơ ở vùngxương chậu bị giãn ra trong thời gian mang thai. - Giải pháp: Thực hiện các bài tập để củng cố khung xương chậu sẽ giúpgiảm bớt tình trạng mất kiểm soát này. Nếu bị són tiểu kéo dài, bạn hãy đến gặpbác sĩ hoặc các nhà vật lý trị liệu để được tư vấn bài tập cho vùng chậu và chữa trị.

Tài liệu được xem nhiều: