Những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo nghị định 60/2021/NĐ-CP
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 255.89 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích thực trạng và kiến nghị tháo gỡ một số vướng mắc nhằm triển khai Nghị định số 60/2021/NĐ-CP như một cơ hội để đổi mới cơ chế tự chủ tài chính, tái cơ cấu, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng năng động, hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo nghị định 60/2021/NĐ-CP TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THEO NGHỊ ĐỊNH 60/2021/NĐ-CP DIFFICULTIES AND PROBLEMS IN IMPLEMENTING THE FINANCIAL AUTONOMY MECHANISM OF PUBLIC NON-BUSINESS UNITS UNDER DECREE 60/2021/ND-CP Ngày nhận bài : 19.9.2022 Ngày nhận kết quả phản biện : 16.11.2022 ThS. Phạm Thị Minh Việt Ngày duyệt đăng : 10.12.2022 Trường Đại học Tài chính - Kế toán TÓM TẮT Ngày 21/6/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập nhằm khắc phục những hạn chế, những quy định không còn phù hợp thực tế của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ. Song kể từ khi Nghị định 60/2021/NĐ-CP có hiệu lực đến nay, việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập gặp không ít những khó khăn, vướng mắc. Bài viết phân tích thực trạng và kiến nghị tháo gỡ một số vướng mắc nhằm triển khai Nghị định số 60/2021/NĐ-CP như một cơ hội để đổi mới cơ chế tự chủ tài chính, tái cơ cấu, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng năng động, hiệu quả. Từ khóa: Tự chủ tài chính, đơn vị sự nghiệp công lập ABSTRACT On June 21, 2021, the Government issued Decree No. 60/2021/ND-CP stipulating the financial autonomy mechanism of public non-business units in order to overcome limitations and inappropriate regulations reality of Decree No. 16/2015/ND-CP dated February 14, 2015 of the Government. However, since Decree 60/2021/ND-CP took effect until now, the implementation of the financial autonomy mechanism of established non-business units has encountered many difficulties and obstacles. The article analyzes the current situation and proposes to remove some obstacles in order to implement Decree No. 60/2021/ ND-CP as an opportunity to renew the financial autonomy mechanism and restructure and rearrange financial institutions’ public non-business units in the direction of dynamism and efficiency. Keywords: Financial autonomy, public non-business units 1. Đặt vấn đề Kể từ khi cơ chế tự chủ tài chính được áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có thu quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ đến nay đã trải qua gần 20 năm, với nhiều lần sửa đổi, bổ sung và đã có những thay đổi tích cực, song để chủ trương này thực sự phát huy hiệu quả cần có những thay đổi về hành lang pháp lý nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và đáp ứng yêu cầu thực tế về giao quyền tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL), ngày 21/6/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị SNCL. Sự ra đời của Nghị định số 60/2021/NĐ-CP đã cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi 14 ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN mới cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị SNCL; đảm bảo tính thống nhất đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành về ngân sách nhà nước (NSNN), đầu tư công, quản lý tài sản công; đặc biệt là đã khắc phục được những tồn tại hạn chế trong triển khai Nghị định số 16/2015/NĐ-CP trong thời gian qua. Tuy nhiên, Nghị định 60/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2021, nhưng đến nay việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị SNCL ở các địa phương xảy ra những tồn tại như nhiều đơn vị SNCL vẫn chưa được cơ quan quản lý cấp trên giao phương án tự chủ tài chính theo đúng thời hạn quy định, kho bạc nhà nước (KBNN) không thanh toán chi mua sắm, sửa chữa tài sản thường xuyên cho các đơn vị từ nguồn kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ,... Điều này dẫn đến nhiều đơn vị SNCL không đủ kinh phí để thực hiện các hoạt động chi thường xuyên. Trên cơ sở phân tích đánh giá những khó khăn, tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 60/2021/NĐ-CP trong thời gian qua, bài viết đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm khắc phục những vướng mắc, tồn tại để việc trao quyền tự chủ tài chủ tài chính cho các đơn vị SNCL thực sự phát huy hiệu quả. 2. Thực trạng việc giao quyền tự chủ tài chính theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP Thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động của đơn vị SNCL, trọng tâm là cơ chế tự chủ tài chính theo tinh thần của Nghị quyết 19/NQ-TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công; Nghị quyết 27/NQ-TW ngày 21/5/2018 về cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; đồng thời đảm bảo tính thống nhất đồng bộ với các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến việc thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL, như Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật NSNN; Luật Phí và lệ phí,... Ngày 21/6/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2021/ NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. So với các quy định về giao quyền tự chủ tài chính trước đây như Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công, Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị SNCL, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác; Nghị định 60/2021/NĐ-CP ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo nghị định 60/2021/NĐ-CP TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THEO NGHỊ ĐỊNH 60/2021/NĐ-CP DIFFICULTIES AND PROBLEMS IN IMPLEMENTING THE FINANCIAL AUTONOMY MECHANISM OF PUBLIC NON-BUSINESS UNITS UNDER DECREE 60/2021/ND-CP Ngày nhận bài : 19.9.2022 Ngày nhận kết quả phản biện : 16.11.2022 ThS. Phạm Thị Minh Việt Ngày duyệt đăng : 10.12.2022 Trường Đại học Tài chính - Kế toán TÓM TẮT Ngày 21/6/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập nhằm khắc phục những hạn chế, những quy định không còn phù hợp thực tế của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ. Song kể từ khi Nghị định 60/2021/NĐ-CP có hiệu lực đến nay, việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập gặp không ít những khó khăn, vướng mắc. Bài viết phân tích thực trạng và kiến nghị tháo gỡ một số vướng mắc nhằm triển khai Nghị định số 60/2021/NĐ-CP như một cơ hội để đổi mới cơ chế tự chủ tài chính, tái cơ cấu, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng năng động, hiệu quả. Từ khóa: Tự chủ tài chính, đơn vị sự nghiệp công lập ABSTRACT On June 21, 2021, the Government issued Decree No. 60/2021/ND-CP stipulating the financial autonomy mechanism of public non-business units in order to overcome limitations and inappropriate regulations reality of Decree No. 16/2015/ND-CP dated February 14, 2015 of the Government. However, since Decree 60/2021/ND-CP took effect until now, the implementation of the financial autonomy mechanism of established non-business units has encountered many difficulties and obstacles. The article analyzes the current situation and proposes to remove some obstacles in order to implement Decree No. 60/2021/ ND-CP as an opportunity to renew the financial autonomy mechanism and restructure and rearrange financial institutions’ public non-business units in the direction of dynamism and efficiency. Keywords: Financial autonomy, public non-business units 1. Đặt vấn đề Kể từ khi cơ chế tự chủ tài chính được áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có thu quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ đến nay đã trải qua gần 20 năm, với nhiều lần sửa đổi, bổ sung và đã có những thay đổi tích cực, song để chủ trương này thực sự phát huy hiệu quả cần có những thay đổi về hành lang pháp lý nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và đáp ứng yêu cầu thực tế về giao quyền tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL), ngày 21/6/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị SNCL. Sự ra đời của Nghị định số 60/2021/NĐ-CP đã cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi 14 ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN mới cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị SNCL; đảm bảo tính thống nhất đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành về ngân sách nhà nước (NSNN), đầu tư công, quản lý tài sản công; đặc biệt là đã khắc phục được những tồn tại hạn chế trong triển khai Nghị định số 16/2015/NĐ-CP trong thời gian qua. Tuy nhiên, Nghị định 60/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2021, nhưng đến nay việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị SNCL ở các địa phương xảy ra những tồn tại như nhiều đơn vị SNCL vẫn chưa được cơ quan quản lý cấp trên giao phương án tự chủ tài chính theo đúng thời hạn quy định, kho bạc nhà nước (KBNN) không thanh toán chi mua sắm, sửa chữa tài sản thường xuyên cho các đơn vị từ nguồn kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ,... Điều này dẫn đến nhiều đơn vị SNCL không đủ kinh phí để thực hiện các hoạt động chi thường xuyên. Trên cơ sở phân tích đánh giá những khó khăn, tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 60/2021/NĐ-CP trong thời gian qua, bài viết đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm khắc phục những vướng mắc, tồn tại để việc trao quyền tự chủ tài chủ tài chính cho các đơn vị SNCL thực sự phát huy hiệu quả. 2. Thực trạng việc giao quyền tự chủ tài chính theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP Thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động của đơn vị SNCL, trọng tâm là cơ chế tự chủ tài chính theo tinh thần của Nghị quyết 19/NQ-TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công; Nghị quyết 27/NQ-TW ngày 21/5/2018 về cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; đồng thời đảm bảo tính thống nhất đồng bộ với các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến việc thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL, như Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật NSNN; Luật Phí và lệ phí,... Ngày 21/6/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2021/ NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. So với các quy định về giao quyền tự chủ tài chính trước đây như Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công, Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị SNCL, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác; Nghị định 60/2021/NĐ-CP ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tự chủ tài chính Đơn vị sự nghiệp công lập Nghị định số 16/2015/NĐ-CP Quản lý tài chính Quản lý tài sản công Cải cách tiền lươngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Sử dụng vốn đầu tư hiệu quả: Nhìn từ Hàn Quốc
8 trang 333 0 0 -
26 trang 330 2 0
-
Những quy định về chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần: Phần 1
155 trang 309 0 0 -
Giáo trình Tài chính công: Phần 2
121 trang 282 0 0 -
2 trang 276 0 0
-
Quản lý tài chính doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
9 trang 159 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý tài chính của Liên đoàn Lao động thành phố Quảng Ngãi
102 trang 129 0 0 -
19 trang 97 0 0
-
Những dấu ấn trên chặng đường đổi mới và phát triển Kho bạc Nhà nước Việt Nam: Phần 1
85 trang 88 0 0 -
6 trang 86 0 0