Thông tin tài liệu:
Rừng chìm luôn là những địa điểm chứa đựng nhiều bí ẩn của thế giới. Đây không chỉ là nơi hấp dẫn đối với những nhà khảo cổ và các nhà khoa học mà còn là điểm đến thú vị của những người ưa thích du lịch khám phá.1. Rừng chìm hồ Kaindy-(Kazakhstan) Rừng chìm Hồ Kaindy thuộc đất nước Kazakhstan là một trong những dạng rừng chìm độc đáo nhất thế giới. Hồ nước này nằm bên trên mực nước biển khoảng 2.000 mét, hồ dài 400 mét và một số nơi sâu đến 30 mét. Ấn tượng trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những khu rừng chìm độc nhất vô nhị trên thế giớiNhững khu rừng chìm độc nhất vô nhị trên thế giớiRừng chìm luôn là những địa điểm chứa đựng nhiều bí ẩn của thế giới. Đây khôngchỉ là nơi hấp dẫn đối với những nhà khảo cổ và các nhà khoa học mà còn là điểmđến thú vị của những người ưa thích du lịch khám phá.1. Rừng chìm hồ Kaindy-(Kazakhstan)Rừng chìm Hồ Kaindy thuộc đất nước Kazakhstan là một trong những dạng rừngchìm độc đáo nhất thế giới. Hồ nước này nằm bên trên mực nước biển khoảng2.000 mét, hồ dài 400 mét và một số nơi sâu đến 30 mét. Ấn tượng trong hồ nướcnày là những thân cây Vân Sam mọc chìm trong lòng hồ và nhô lên sinh trưởngtươi tốt trên mặt nước, nhìn xa xa trong lòng hồ thì những thân cây này trôngkhông khác xác những chiếc tàu đắm. Vào những tháng mùa Đông, toàn bộ bề mặthồ Kaindy bị đóng băng và người ta buộc phải đập tan băng cho cây cối trong hồkhông bị chết “ngộp”. Trong suốt các tháng mùa hè, nước hồ trở nên ấm áp hơn,cây cối như xanh tươi hơn hài hòa với nước màu xanh ngọc lục bảo trên mặt hồ.Hồ Kaindy mới được hình thành từ cách đây hơn một thế kỷ, chính xác là từ mộtvụ sụt lở đá vôi đã tạo nên lòng hồ.2. Rừng chìm hồ Bezid- (Roumanie)Tọa lạc tại vùng Transylvania thuộc đất nước Roumanie, trong lòng hồ Bezid tồntại những gốc cây mềm mại nhô lên từ mặt nước trông như những bàn tay khô héo,vừa mang vẻ lạnh lẽo nhưng cũng không kém phần đẹp tự nhiên. Thêm vào khôngkhí huyền bí tại đây còn có cả sự hiện diện của một ngôi làng thấp thoáng trongsương khói. Hồ Bezid là một hồ nước nhân tạo, nó được hình thành ngay sau khitoàn bộ ngôi làng Bezid bị lũ nhấn chìm, tất cả nhà cửa bị vùi xuống đáy hồ và chỉcó nhà thờ địa phương và cây cối là còn hiện hữu trong hồ nước, nhô mình lên trênmặt nước. Toàn bộ cư dân tại làng Bezid đã sơ tán đi nơi khác sau khi nhà cửa củahọ bị nhấn chìm.3. Rừng chìm Periyar – (Ấn Độ)Periyar là một khu vực được bảo vệ, nó là một khu bảo tồn thiên nhiên tọa lạc tạibang Kerala thuộc Nam Ấn Độ, nằm bên cạnh các ngọn núi Tây Ghat ngay tại biêngiới. Hồ Periyar nằm trong lòng các quận Idukki và Pathanamthitta. Khu bảo tồnthiên nhiên hồ Periyar có diện tích khoảng 777 km2, trong đó khu bảo tồn trungtâm rộng khoảng 350 km2 tạo nên Vườn quốc gia và Khu bảo tồn loài Hổ thuộcPeriyar, gọi chung bằng cái tên là Khu bảo tồn Hoang dã Periyar. Hồ Periyar làmột quần thể rừng chìm với hầu hết các gốc cây đã bị thối rửa nhô cao trên mặtnước hồ. Hồ Periyar còn là một bể chứa nước nhân tạo. Hồ nước này được hìnhthành vào năm 1895 khi người ta tiến hành xây dựng con đập Mullaperiyar. Câycối trong lòng hồ mọc thành rừng quanh những ngọn đồi nhỏ, lá các cây cối nàycòn là nguồn thức ăn chủ lực cho các loài động vật hoang dã. Hồ Periyar là mộttrong số ít các khu vực trên hành tinh được công nhận là khu bảo tồn hệ sinh tháiđạt chuẩn. 4. Bể chứa nước Udawalawe – (Srilanka)Vườn Quốc Gia Udawalawe nằm trong lòng 2 tỉnh Sabaragamuwa và Uva thuộcđất nước Sri Lanka. Nguyên nhân chủ yếu trong việc hình thành khu vườn quốc gianày là các nhà chức trách muốn tạo ra một khu bảo tồn động vật hoang dã nhằmthay thế cho công trình xây dựng bể chứa nước nằm trên dòng sông Walawe đồngthời bảo vệ nguồn nước chính của bể chứa nước. Vườn Quốc gia Udawalawe códiện tích khoảng 30.821ha và được thành lập vào ngày 30 tháng 06 năm 1972.Trước khi chính thức công nhận là vườn quốc gia, khu vực này từng được sử dụngcho hoạt động canh tác nông nghiệp. Udawalawe là môi trường sinh sống hết sứcquan trọng của các loài chim nước và loài voi Sri Lanka. Đây là điểm du lịch đượcưa chuộng đứng hàng thứ 3 ở Sri Lanka. Hồ Udawalawe hiếm khi nào khô hạn, vìnó tiếp thu nước từ các vùng đất và bình nguyên trên cao. Trong lòng hồUdawalawe có hàng ngàn “bộ xương” của các loài cây rừng, tất cả đều bị chết khinước trong hồ dâng cao. Tuy vậy voi vẫn cư trú thường xuyên tại hồ Udawalawebởi nguồn nước ngọt khá dồi dào và điều tuyệt vời hơn nữa là trong lòng hồ nàycòn có rất nhiều cá.5. Hồ Volta – (Ghana)Hồ Volta là bể chứa nước lớn nhất trên bề mặt trái đất, chiếm ¼ trữ lượng nướcngọt trên thế giới. Hồ nước này nằm lọt thỏm trong lòng quốc gia Ghana, với diệntích bề mặt lên đến 8.502 km². Hiện tại trên dòng sông Volta đang được xây dựngnhà máy thủy điện và những đập tràn của nó đổ nước ra Đại Tây Dương ở cựcNam Ghana. Hồ Volta được hình thành từ khi đập nước Akosomba bắt đầu đượcxây dựng vào năm 1961 và khánh thành vào năm 1965. Bởi sự hình thành của hồVolta mà khoảng 78.000 người buộc phải tái định cư đến nơi khác cùng với200.000 súc vật được đem theo. Đập thủy điện Akosombo cung cấp nguồn điệnnăng đáng kể cho Ghana và còn được xuất khẩu đến các quốc gia khác như Togo,Benin và các quốc gia láng giềng, thu nhiều ngoại tệ đáng kể. Nước hồ Volta ấmáp quanh năm, tạo điều kiện cho các loài cá sinh sôi đồng thời hình thành nên cáccộng đồng ngư nghiệp trù phú.Trong lòng hồ Volta có khu rừng chìm bị chết, giúp Ghana thu ...