Danh mục

NHỮNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

Số trang: 408      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.16 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 28,000 VND Tải xuống file đầy đủ (408 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đặc điểm của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo định hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHỮNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NHỮNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNGCỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 1 Phần I NHỮNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNGCỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Chuyên đề 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN I. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆNĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 1. Đặc điểm của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa nông nghiệp, nông thôn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình xâydựng cơ sở vật chất, kĩ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vànông thôn theo định hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, gắn nông nghiệpvới công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lựcvà lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, mở rộng giao lưu trong nước vàquốc tế nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp và nôngthôn, xây dựng nông thôn mới giàu có, công bằng, dân chủ, văn minh và xãhội chủ nghĩa. Thực chất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp vànông thôn là quá trình phát triển nông thôn theo hướng tiến bộ kinh tế - xã hộicủa một nước công nghiệp. Điều đó có nghĩa là không chỉ phát triển côngnghiệp nông thôn mà bao gồm cả việc phát triển toàn bộ các hoạt động, cáclĩnh vực sản xuất, dịch vụ và đời sống văn hóa, tinh thần ở nông thôn phù hợpvới nền sản xuất công nghiệp ở nông thôn và cả nước nói chung. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam cónhiều nét đặc thù cả về nội dung, hình thức, quy mô, cách thức tiến hành vàmục tiêu chiến lược. Những nét đặc thù này được thể hiện khái quát ở một sốđiểm sau đây: 2 - Thứ nhất, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thônlà một quá trình rộng lớn, phức tạp và toàn diện. Có nghĩa là nó diễn ra trong tất cảcác lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, có sự kết hợp giữa các bước đi tuầntự và các bước đi nhảy vọt, kết hợp giữa phát triển theo chiều rộng và phát triểntheo chiều sâu, kết hợp giữa biến đổi về lượng và biến đổi về chất,... của các tácnhân tham gia quá trình. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn sẽtạo tiền đề và cơ sở vững chắc thúc đẩy toàn diện quá trình công nghiệp, hiện đạihóa nền kinh tế đất nước. Ở các nước chậm phát triển, sự đóng góp của nôngnghiệp vào GDP là rất lớn. Ở Việt Nam, lao động nông nghiệp chiếm 70% lựclượng lao động xã hội. Nếu như nền kinh tế không có vốn nước ngoài, chiến lượcphát triển nông nghiệp ở các nước này trong giai đoạn đầu tất nhiên phải dựa vàotích lũy nông nghiệp. Hơn nữa, nông nghiệp phát triển, đời sống nông dân tăng caomới thấy được vai trò quan trọng của nông nghiệp trong việc tích lũy cho giai đoạnđầu của quá trình phát triển kinh tế. Do vậy, đối với Việt Nam và các nước chậmphát triển, để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nướcthì Đảng và Nhà nước phải đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngnghiệp, nông thôn. Mặt khác, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nôngthôn là mũi đột phá quan trọng nhằm giải phóng sức lao động của nông dân, tạođiều kiện khai thác tốt nhất tiềm năng dồi dào về lao động. Nguồn lao động dồi dào là một lợi thế tương đối quan trọng để tiến hành côngnghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Ngược lại, khi quá trình đó diễn ra,nó lại giải phóng sức lao động ở nông thôn tạo thêm nhiều việc làm cho người laođộng. Hơn nữa, nông nghiệp, nông thôn có nguồn tài nguyên đất đai vô cùng phongphú. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn có thể khai thác tốt nhấttiềm năng đất đai để phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. - Thứ hai, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Namđóng vai trò quan trọng trong phát triển đất nước. Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp. Đólà ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật của 3giống cây trồng và vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩmđể thỏa mãn các nhu cầu của mình. Như vậy sản xuất nông nghiệp là nền sảnxuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, là ngành sản xuất mà việc ứng dụngkhoa học, công nghệ còn gặp nhiều khó khăn. Nông nghiệp có vai trò chủyếu trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội, cung cấp nguyênliệu để phát triển công nghiệp nhẹ, cung cấp một phần vốn để công nghiệphóa. Để công nghiệp hóa thành công đất nước phải giải quyết rất nhiều vấn đề vàphải có vốn đầu tư cho nông nghiệp thông qua quá trình xuất khẩu nông sản phẩm,có thể góp phần giải quyết tốt nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. - Thứ ba, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng khoa học, côngnghệ đang diễn ra mạnh mẽ, việc nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnhtranh với hàng hóa các nước là rất cần thiết. Nhà nước có chính sách hỗ trợ nôngdân bằng các hình thức phù hợp với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới(WTO) như: xây dựng kết cấu hạ tầng và đề án phát triển đa dạng ngành nghề,dịch vụ ở nông thôn; đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm phinông nghiệp, tăng thời gian lao động và cơ cấu lại nguồn lao động ở nông thôn;phát huy vai trò của các tổ chức nghề nghiệp trong bảo vệ quyền lợi của nông dân. - Thứ tư, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nôngthôn đòi hỏi phải đi tắt, đón đầu và có thể được rút ngắn. Đây là điều kiệnkhách quan của nhiệm vụ thoát khỏi tình trạng tụt hậu. Bối cảnh mới trongnước cũng như trên thế giới cho phép nư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: