Danh mục

Những kiểu dọa dẫm khiến con phát hoảng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 132.49 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Con gái hay cắn móng tay đến trơ cả lớp thịt bên trong, nhiều khi còn rướm máu, Diệp rất xót con. Cô tìm mọi cách khắc phục mà chưa thành công. Một lần, Diệp dọa: “Con còn gặm móng nữa là đầu ngón tay bị rụng đấy”. Nghe mẹ dọa, bé Su Hào sợ, không còn dám gặm móng nữa. Một lần, Su Hào ngủ dậy gào khóc thảm thiết. Diệp dỗ 10 phút con không nín. Gần nửa tiếng đồng hồ sau, Su Hào sụt sịt: “Mẹ ơi, ngón tay của con sắp rụng hết rồi”. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những kiểu dọa dẫm khiến con phát hoảng Những kiểu dọa dẫm khiến con phát hoảng Con gái hay cắn móng tay đến trơ cả lớp thịt bên trong, nhiều khicòn rướm máu, Diệp rất xót con. Cô tìm mọi cách khắc phục mà chưa thànhcông. Một lần, Diệp dọa: “Con còn gặm móng nữa là đầu ngón tay bị rụngđấy”. Nghe mẹ dọa, bé Su Hào sợ, không còn dám gặm móng nữa. Một lần,Su Hào ngủ dậy gào khóc thảm thiết. Diệp dỗ 10 phút con không nín. Gầnnửa tiếng đồng hồ sau, Su Hào sụt sịt: “Mẹ ơi, ngón tay của con sắp rụng hếtrồi”. Diệp tá hỏa thì bé kể: “Lúc nãy ngủ dậy, con quên mất, con lại gặmmóng tay”. Dù đã giải thích ngón tay của con không sao nhưng Diệp thấy SuHào vẫn hoảng sợ. Cũng vì muốn con chừa thói bốc thức ăn mà không chịu rửa tay, Lan(Thanh Trì, Hà Nội) dọa: “Nếu không chịu rửa tay, trong bụng con sẽ đầy vikhuẩn”. Bé nhà Lan ngơ ngác hỏi lại mẹ: “Vi khuẩn là gì hả mẹ?”. Lan đáp:“Là con sâu ăn thịt người ấy”. Một lần, Lan vừa đi làm về thì thấy con khóc. Gặng hỏi, cu cậu hoảnghốt nói: “Con vừa ăn kẹo mà chưa kịp rửa tay. Có con sâu ăn thịt ngườitrong bụng con rồi”. Những kiểu dọa nạt không nên nói với bé Người lớn thường dọa nạt với mục đích buộc các bé phải ngoan. Tuynhiên, có những câu dọa “quá đà” có thể ảnh hưởng đến tinh thần còn nonnớt của bé. Khiến bé sợ hãi, hoảng loạn thậm chí bị ám ảnh không phải cáchdạy con khoa học. Cha mẹ không nên nghĩ cứ dọa thế để bé sợ, còn sau này khi lớn, bésẽ tự biết đâu là sự thật. Theo các chuyên gia tâm lý, nếu hiểu không chínhxác, bé sẽ có những hành vi sai lệch như sờ vào nước nóng, ngã xuống aohồ, leo trèo gây ngã... Đó là vì cha mẹ dạy con dựa trên quan điểm của mìnhmà không chú ý đến nhận thức của bé. Nên nhớ, từ một câu dọa của cha mẹ, bé lập tức liên tưởng đến nhữngđiều gây sợ hãi khác như con sâu có nhiều nanh vuốt, có miệng rộng chuyênăn thịt mà bé nhìn thấy trên tivi... Từ đó, bé sẽ sợ hãi, bất an, hạn chế khám phá và vui chơi. Có nhữngnỗi sợ ở bé mà cha mẹ không biết được hoặc có biết thì khi giải thích bécũng không hiểu hết được. Do đó, bé vẫn thấy sợ và hoài nghi với lời trấn ancủa mẹ. Với các bé, sự hiểu biết về cuộc sống thật và trí tưởng tượng còn chưarõ ràng. Đó là lý do vì sao phần lớn các bé đều sợ ma quỷ ở gầm giường, sợbóng tối hay một cái bóng, sợ khủng long và chim ăn thịt người... Nếu dọa “Không rửa tay sẽ bị rụng ngón tay”, bé sẽ bị ám ảnh khủngkhiếp. Nhiều bé còn sợ cả rửa tay do liên tưởng đến lời dọa kia của cha mẹ. Tất nhiên, cha mẹ có thể giải thích cho con về vi khuẩn, bệnh tật,nước sôi, an toàn khi sang đường... nhưng cần nói nghiêm túc, dễ hiểu vàkhoa học để bé có nhận thức nhất định và biết cách ứng phó. Chẳng hạn, khibé hỏi: “Vi trùng là gì?”, mẹ có thể giải thích: “Vi trùng có trên bàn tay bẩn,đồ vật bẩn... mà hai mẹ con mình không nhìn thấy được. Nếu con không rửa tay, vi trùng sẽ chui vào bụng làm con đau bụng,bị sốt, bị ốm...”

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: