Danh mục

Những lưu ý khi cho con bú bình

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.16 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bé được bú mẹ là điều rất tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp bé phải bú bình thì sao? Cần có những lưu ý khi chọn bình sữa, cách pha chế và cho bé bú. 1. Chọn bình sữa Nên chọn bình thủy tinh hay bình nhựa? Em bé sẽ có những biểu hiện cho biết bé thích loại nào. Nhưng có vài điều cần lưu ý: bình bằng nhựa sẽ nhẹ hơn bình thủy tinh và có thể không bị vỡ. Tuy nhiên, nếu bố mẹ muốn tránh một loại chất hóa học được gọi là bisphenol A (BPA) dùng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những lưu ý khi cho con bú bình Những lưu ý khi cho con bú bình Bé được bú mẹ là điều rất tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp bé phải bú bình thì sao? Cần có những lưu ý khi chọn bình sữa, cách pha chế và cho bé bú. 1. Chọn bình sữa Nên chọn bình thủy tinh hay bình nhựa? Em bé sẽ có những biểu hiện cho biết bé thích loại nào. Nhưng có vài điều cần lưu ý: bình bằng nhựa sẽ nhẹ hơn bình thủy tinh và có thể không bị vỡ. Tuy nhiên, nếu bố mẹ muốn tránh một loại chất hóa học được gọi là bisphenol A (BPA) dùng trong một số bình sữa bằng nhựa, thì nên tìm bình nhựa có đề nhãn “không BPA”. 2. Núm vú bình sữa Hầu hết chúng đều được làm từ silicon hay latex với những hình dạng khác nhau. Tùy theo kích thước lỗ của núm mà chúng có độ chảy khác nhau. Bạn nên cho bé thử nhiều loại để xem bé thích loại nào nhất. Nên kiểm tra chúng thường xuyên để tránh núm bị mòn hay nứt. Nhớ thay cái mới nếu núm bị bạc màu hoặc mòn, có thể gây nghẹn cho bé. 3. Khử trùng trước khi dùng lần đầu Trước khi dùng bình hay núm vú mới cần phải khử trùng trong nước sôi khoảng 5 phút. Sau đó, có thể rửa lại bằng nước nóng mỗi lần cho bé bú. 4. Chỉ nên cho sữa mẹ hoặc sữa pha vào bình Chỉ nên cho vào bình sữa mẹ hoặc sữa pha theo công thức, chứ không cho nước hoặc nước ép. Pha sữa theo đúng lượng hướng dẫn trên nhãn bình. Nếu thêm quá nhiều nước sẽ làm giảm chất dinh dưỡng trong sữa và gây khó khăn cho dạ dày cũng như thận của bé. 5. Chọn sữa công thức Hầu hết bố mẹ đều bắt đầu chọn sữa có công thức làm từ bò sữa. Hiện đã có thêm sữa công thức đậu nành hay giảm dị ứng. Nếu trẻ nhỏ hơn 1 tuổi thì chắc chắn là bạn nên dùng sữa công thức bổ sung sắt. Có thể mua sữa công thức theo dạng bột, đặc hay sử dụng ngay. 6. Bình sữa ấm Cho trẻ bú bình có nhiệt độ mát hoặc bằng với môi trường xung quanh cũng không sao. Nhưng nếu bé thích có bình ấm thì ngâm bình trong nước ấm khoảng 2 phút. Không để bình trong lò viba vì có thể tạo ra những hạt còn nóng làm phỏng miệng bé. Lắc bình và nhỏ ra trên mu bàn tay để kiểm tra nhiệt độ. 7. Khi nào bé bú đủ? Nếu đã bú đủ, bé sẽ ngừng nút núm vú, quay mặt đi chỗ khác hoặc đẩy bình sữa ra. Bạn cũng có thể cho bé một cơ hội để đổi ý nhưng không có nghĩa ép bé bú hết những gì trong bình. 8. Làm thế nào cho bé ợ Nếu bé cần ợ, trong suốt thời gian cho bú hoặc sau đó, hãy đặt em bé trong lòng và cho bé nằm lên vai bạn. Sau đó, vỗ nhẹ hoặc vuốt vai bé. Bé có thể sẽ nhả ra một ít sữa nên cần có sẵn một miếng vải. Nếu sau một vài phút mà bé không ợ nghĩa là bé cảm thấy thoải mái nên đừng lo lắng. Nhưng không phải lúc nào cũng cần cho bé ợ sau mỗi lần bú. 9. Có thể giữ sữa trong bao lâu? Sữa còn trong bình sau khi bé đã bú no nên được bỏ đi. Nên bỏ bình sữa vừa pha vào tủ lạnh để có thể dùng được trong 48 tiếng. Nhưng nếu để bình sữa đã pha ở ngoài quá 2 tiếng thì nên bỏ đi. Sữa mẹ để tủ lạnh có thể dùng trong 24 tiếng, dùng đến 4 tháng nếu ở nhiệt độ đông đá.

Tài liệu được xem nhiều: