Danh mục

Những lưu ý mới về bệnh loét miệng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 102.44 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Loét miệng là bệnh về miệng với triệu chứng là những vết loét nhỏ hình tròn hoặc bầu dục.Rất nhiều người thường xuyên phải chịu đựng rắc rối từ chứng loét miệng, thậm chí đến cả việc uống nước cũng gặp khó khăn. Trước đây, chứng bệnh này được cho là do hỏa khí trong cơ thể quá lớn mà phát sinh. Tuy nhiên hiện nay, giới y học đã có thêm những phát hiện và lời khuyên mới dành cho người bệnh. Loét miệng là một loại bệnh về miệng thường gặp với triệu chứng là những vết loét...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những lưu ý mới về bệnh loét miệng Những lưu ý mới về bệnh loét miệngLoét miệng là bệnh về miệng với triệu chứnglà những vết loét nhỏ hình tròn hoặc bầu dục.Rất nhiều người thường xuyên phải chịu đựngrắc rối từ chứng loét miệng, thậm chí đến cảviệc uống nước cũng gặp khó khăn. Trước đây,chứng bệnh này được cho là do hỏa khí trong cơthể quá lớn mà phát sinh. Tuy nhiên hiện nay,giới y học đã có thêm những phát hiện và lờikhuyên mới dành cho người bệnh.Loét miệng là một loại bệnh về miệng thườnggặp với triệu chứng là những vết loét nhỏ hìnhtròn hoặc hình bầu dục. Trong loại bệnh này,chứng “loét miệng mang tính tái phát” là loạithường thấy nhất. Vết loét phát sinh bên trongmôi, trên lưỡi hay những vị trí khác của khoangmiệng. Qua nghiên cứu, nguyên nhân bệnh là docơ thể bị nhiễm virus, mà hai loại virus dẫn đếnbệnh loét miệng là CMV ở người và ER. Trongđó, virus CMV ở người tiềm ẩn trong tế bàolympho T (lymphocyte T) trong máu, còn virusER ẩn trong tế bào lympho B (lymphocyte B)trong máu. Khi bạn nhiễm cảm, tinh thần stress,cơ thể mệt mỏi hay hệ thống miễn dịch suygiảm, virus sẽ phát tác. Chính vì vậy, giảm áplực, thả lỏng tinh thần, tránh lao động quá sức,và đảm bảo một giấc ngủ đầy đủ là những biệnpháp rất quan trọng trong phòng tránh bệnh loétmiệng.Phụ nữ mắc chứng bệnh này nhiều hơn namgiới, đặc biệt là trước thời kì kinh nguyệt. Tínhkhởi phát của bệnh có liên quan đến lượngestrogen (Estrogen được các tế bào hạt củabuồng trứng tiết ra, được gọi là nội tiết tố nữ),một khi lượng estrogen giảm, rất dễ mắc bệnhloét miệng. Do đó, chị em phụ nữ tuyệt đối nênchú ý đến việc chăm sóc cơ thể, không nên giảmcân quá nhanh, phải nạp đủ protein mỗi ngày, vàthường xuyên bổ sung chất estrogen từ các loạithực phẩm tự nhiên như đậu tương, hành…Nếu sau khi sử dụng một loại thuốc đánh răngmới hay ăn những món ăn lạ mà bạn gặp rắc rốivới bệnh loét miệng, thì trước hết nên xem xétcó phải nguyên nhân là do dị ứng hay không,sau đó lập tức ngưng sử dụng. Bên cạnh đó, nênsúc miệng bằng nước ấm, và dùng một lượngnhỏ mật ong xoa lên vùng bị loét, làm nhiều lầnnhư thế, sau 2 ngày vết loét sẽ lành đáng kể.“Kết bạn” với những vết loét miệng còn là hiệntượng táo bón và hôi miệng, vì vậy, bạn phải ănnhiều hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước, thậmchí nên uống 1.000ml nước mỗi ngày. Biệnpháp này có thể giúp thanh lọc dạ dày, tránh táobón, có lợi cho việc hồi phục vết loét nhanhchóng.Thiếu vitamin B2 cũng là một trong nhữngnguyên nhân gây nên bệnh loét miệng. Trị liệubằng cách dùng các vitamin nhóm B như B2, B6rất có hiệu quả. Có nhiều loại rau quả tươi giàuvitamin và khoáng chất, bạn nên ăn nhiều rauquả có màu xanh sậm và vàng, chí ít mỗi ngàycũng nên ăn khoảng 500 gam rau quả, để bổsung lượng vitamin cơ thể thiếu. Ngoài ra, cònphải chú ý ăn đầy đủ các loại thực phẩm khác đểnạp thêm vitamin A và kẽm.Bệnh loét miệng cũng được coi là tín hiệu thểchất yếu, do đó người bệnh trong quá trình chữatrị, không nên bỏ qua việc tăng cường sức khỏe,cải thiện thể chất. Nếu những vết loét xuất hiệncùng lúc với việc bạn cảm thấy rất mệt mỏi, thìnên đi kiểm tra xem liệu chất dinh dưỡng trongcơ thể bạn hiện có cân bằng không, bạn nghỉngơi đã đầy đủ chưa, đồng thời phải tăng lượngvitamin và khoáng chất bồi dưỡng cho cơ thể.Đặc biệt, loét miệng không chỉ là loại bệnh củangười lớn mà còn xuất hiện với tỷ lệ khá cao ởtrẻ em từ 1- 6 tuổi. Trị liệu cho những trẻ mắcchứng loét miệng do nhiệt, do thiếu dinh dưỡng,các bà mẹ bên cạnh việc bổ sung cho trẻ vitaminvà khoáng chất, có thể sử dụng một số phươngcách đơn giản như: Cán nát từ 1 đến 2 viênvitamin C, rắc lên trên bề mặt vết loét, sau đóngậm miệng lại một lúc, làm 2 lần một ngày.Hoặc cho trẻ ngậm nước ép cà chua mỗi ngàykhoảng 3-4 lần cũng là biện pháp làm vết loétmau lành. Tuy nhiên, loét miệng do nhiềunguyên nhân khác nhau, có loại đơn thuầnnhưng có loại nguyên nhân gây loét miệng vàbiến chứng nguy hiểm, vì vậy khi bị loét miệngkéo dài, nên đi khám bệnh để bác sĩ để cóhướng điều trị thích hợp ...

Tài liệu được xem nhiều: