Những món ăn trong mâm cỗ gia đình Thăng Long - Hà Nội (t.t.)
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 87.05 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mâm cỗ giỗ Hà Nội. Cỗ giỗ khác cỗ tết ở điểm không có những món ăn ngày tết như bánh chưng, bánh dầy, bánh mứt, là những món để lâu vì không họp chợ nghỉ tết và những món ăn kèm thịt mỡ nhiều ngày (3 ngày) như dưa hành, hành cuốn, cá kho, thịt đông…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những món ăn trong mâm cỗ gia đình Thăng Long - Hà Nội (t.t.)Những món ăn trong mâm cỗ giađình Thăng Long - Hà Nội (t.t.)Mâm cỗ giỗ Hà Nội.Cỗ giỗ khác cỗ tết ở điểm không có những món ăn ngày tết như bánh chưng,bánh dầy, bánh mứt, là những món để lâu vì không họp chợ nghỉ tết vànhững món ăn kèm thịt mỡ nhiều ngày (3 ngày) như dưa hành, hành cuốn,cá kho, thịt đông…Cỗ giỗ khác cỗ tết ở điểm thường làm rất nhiều món và rộn rịp đông ngườihọ hàng tham gia nấu nướng hơn. Tết thì nhà nào lo nhà đó, không cóchuyện làm giúp và không có bổn phận đến làm đến ăn. Thường gia đìnhxưa rất đông con, trong đó nữ công gia chánh của người con gái được dạy dỗtừ nhỏ. Chính những bữa giỗ là dịp các con gái, con dâu trổ tài nấu nướng.Mẹ hay chị cả luôn là những người đầu bếp giỏi và là bếp trưởng, nhữngngười bếp chủ chốt vẫn là những ai khéo léo và năng động hơn những ngườikhác, được giao việc khó và nhiều hơn. Giỗ kỵ đại gia thường làm lợn, bò vàcả dê nữa. Vì không có trường lớp mà chỉ học trong gia đình, nên mỗi giađình hay họ tộc có các món khác nhau hoặc cách nấu khác nhau, từ đó cácmón ăn rất nhiều.Cỗ giỗ còn khác cỗ tết ở điểm thường có những món mà người chết khi sinhtiền rất ưa thích. Vì những người thân muốn tưởng nhớ đến người đã khuất.Có khi chỉ món thường ngày hay làm như canh bánh đa, món đậu phụ nhồithịt, món bò tái, canh sấu…Người Hà Nội rất kỹ tính và rất tinh tế. Ngay cả việc mời đến ăn giỗ thì phảiđích thân đến nhà mời những người bằng vai hay cao vai. Nếu giỗ gia tiêntrong họ, có các trai họ phụ giúp và thường có buổi họp tộc họ trước đểchuẩn bị ngày giỗ gia tiên.Thường cỗ giỗ, trước hết có một con gà trống chưa đạp mái, xếp cánh tiên,sau khi cúng sẽ xem chân gà để đoán điềm hay dở. Sau đó chặt ra đĩa thịt gàluộc lá chanh. Có nhà chặt ra thành đĩa để cúng chứ không cúng gà luộc đểnguyên.Ngoài ra còn có những món truyền thống như giò, nem, ninh, mọc, các mónchả, món nấu được làm rất nhiều trong dịp giỗ.Nem làng Vẽ, Đình Bảng hay chạo bì, nem dê, còn giò chả nổi tiếng Ước Lễđược các gia đình thích mua. Song các gia đình thường đều biết làm giò chả.Giò thì có nhà làm 7 - 9 thứ giò như giò lụa, giò bì, giò bò, giò gà, giò thủ,giò mỡ, giò tim… Chả thì có chả đẫy, chả cốm, chả mỡ, chả quất, chả chìa(miếng dừa làm giả cuống), chả tôm, chả cua... Rán thì có cá rán chép, mè,trôi trắm, chim, thu. Nấu thì có bóng, nấm, vây, mực. Ninh có ninh măng vớichân giò hay ninh măng vịt, gà. Người Hà Nội không nấu miến (bún Tàu)song nấu mọc.Cỗ giỗ thì không thể nào thiếu xôi. Các gia đình nghèo thường cúng xôitrắng, người Hà Nội thích xôi vò, xôi xéo, xôi hoa cau (nửa hạt đậu xanh),xôi đậu xanh, xôi lạc, xôi vừa lạc vừa đậu xanh. Không cúng xôi đậu đen,đậu đỏ.Cỗ giỗ luôn có bát cơm, song khi ăn, người ta ít khi ăn cơm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những món ăn trong mâm cỗ gia đình Thăng Long - Hà Nội (t.t.)Những món ăn trong mâm cỗ giađình Thăng Long - Hà Nội (t.t.)Mâm cỗ giỗ Hà Nội.Cỗ giỗ khác cỗ tết ở điểm không có những món ăn ngày tết như bánh chưng,bánh dầy, bánh mứt, là những món để lâu vì không họp chợ nghỉ tết vànhững món ăn kèm thịt mỡ nhiều ngày (3 ngày) như dưa hành, hành cuốn,cá kho, thịt đông…Cỗ giỗ khác cỗ tết ở điểm thường làm rất nhiều món và rộn rịp đông ngườihọ hàng tham gia nấu nướng hơn. Tết thì nhà nào lo nhà đó, không cóchuyện làm giúp và không có bổn phận đến làm đến ăn. Thường gia đìnhxưa rất đông con, trong đó nữ công gia chánh của người con gái được dạy dỗtừ nhỏ. Chính những bữa giỗ là dịp các con gái, con dâu trổ tài nấu nướng.Mẹ hay chị cả luôn là những người đầu bếp giỏi và là bếp trưởng, nhữngngười bếp chủ chốt vẫn là những ai khéo léo và năng động hơn những ngườikhác, được giao việc khó và nhiều hơn. Giỗ kỵ đại gia thường làm lợn, bò vàcả dê nữa. Vì không có trường lớp mà chỉ học trong gia đình, nên mỗi giađình hay họ tộc có các món khác nhau hoặc cách nấu khác nhau, từ đó cácmón ăn rất nhiều.Cỗ giỗ còn khác cỗ tết ở điểm thường có những món mà người chết khi sinhtiền rất ưa thích. Vì những người thân muốn tưởng nhớ đến người đã khuất.Có khi chỉ món thường ngày hay làm như canh bánh đa, món đậu phụ nhồithịt, món bò tái, canh sấu…Người Hà Nội rất kỹ tính và rất tinh tế. Ngay cả việc mời đến ăn giỗ thì phảiđích thân đến nhà mời những người bằng vai hay cao vai. Nếu giỗ gia tiêntrong họ, có các trai họ phụ giúp và thường có buổi họp tộc họ trước đểchuẩn bị ngày giỗ gia tiên.Thường cỗ giỗ, trước hết có một con gà trống chưa đạp mái, xếp cánh tiên,sau khi cúng sẽ xem chân gà để đoán điềm hay dở. Sau đó chặt ra đĩa thịt gàluộc lá chanh. Có nhà chặt ra thành đĩa để cúng chứ không cúng gà luộc đểnguyên.Ngoài ra còn có những món truyền thống như giò, nem, ninh, mọc, các mónchả, món nấu được làm rất nhiều trong dịp giỗ.Nem làng Vẽ, Đình Bảng hay chạo bì, nem dê, còn giò chả nổi tiếng Ước Lễđược các gia đình thích mua. Song các gia đình thường đều biết làm giò chả.Giò thì có nhà làm 7 - 9 thứ giò như giò lụa, giò bì, giò bò, giò gà, giò thủ,giò mỡ, giò tim… Chả thì có chả đẫy, chả cốm, chả mỡ, chả quất, chả chìa(miếng dừa làm giả cuống), chả tôm, chả cua... Rán thì có cá rán chép, mè,trôi trắm, chim, thu. Nấu thì có bóng, nấm, vây, mực. Ninh có ninh măng vớichân giò hay ninh măng vịt, gà. Người Hà Nội không nấu miến (bún Tàu)song nấu mọc.Cỗ giỗ thì không thể nào thiếu xôi. Các gia đình nghèo thường cúng xôitrắng, người Hà Nội thích xôi vò, xôi xéo, xôi hoa cau (nửa hạt đậu xanh),xôi đậu xanh, xôi lạc, xôi vừa lạc vừa đậu xanh. Không cúng xôi đậu đen,đậu đỏ.Cỗ giỗ luôn có bát cơm, song khi ăn, người ta ít khi ăn cơm.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn hóa ẩm thực Xu hướng ẩm thực bữa ăn của người Việt ẩm thực Việt Nam khuynh hướng ẩm thựcTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 2
135 trang 306 6 0 -
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 trang 254 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trình độ: Cao đẳng & Trung cấp) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
98 trang 249 5 0 -
69 trang 233 5 0
-
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 196 0 0 -
từ điển văn hóa ẩm thực việt nam: phần 2
418 trang 189 4 0 -
Vài nét về văn hóa ẩm thực Nam Bộ
4 trang 157 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 1
163 trang 143 6 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhựt
92 trang 97 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
201 trang 88 1 0