Danh mục

Những món ăn Việt Nam ít người biết

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 159.25 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong kho tàng ẩm thực Việt Nam, có những món ăn ít phổ biến và có khả năng bị thất truyền do không mấy người biết đến như món bánh ngãi của người Nùng, món bánh khổ của người Mường...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những món ăn Việt Nam ít người biếtNhững món ăn Việt Nam ít người biếtTrong kho tàng ẩm thực Việt Nam, có những món ăn ít phổ biến và có khảnăng bị thất truyền do không mấy người biết đến như món bánh ngãi củangười Nùng, món bánh khổ của người Mường...Lịch sử phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam trải qua hàng ngàn năm, tíchlũy cho thế hệ chúng ta cả một kho tàng ẩm thực. Qua bao thăng trầm, đếnnay có những món được phát triển và hoàn thiện thêm lên nhưng có nhữngmón lại dần dần bị quên lãng. Có nhiều lý do khiến nhiều một món ăn bị thấttruyền: do không phù hợp với hoàn cảnh sống hiện tại, do cách chế biến quácầu kỳ... Sau đây là một số món ăn ngày nay không còn phổ biến nữa, hoặcnếu còn thì chỉ có thể tìm thấy ở vài địa phương.Cơm nếp mậtLà món ăn của vùng nông thôn Nam Định, nay hầu như không còn thấy nữa.Người ta nấu gạo nếp cho chín, sau đó trộn mật mía và gừng vào. Cơm nếpnấu chín cho ra dĩa, có màu nâu của mật mía, rất thơm ngon. Khi nguội, cơmnếp mật chặt lại, có thể cắt thành miếng để ăn.Bánh chôngBánh chông là đặc sản của xã Giao Tiến, huyện Xuân thủy, Nam Định, bánhthường được làm vào dịp Tết. Người ta nấu nếp với gấc. Khi xôi chín thìtrộn đường vào sau đó giã nhuyễn xôi. Ép xôi lại rồi cắt thành miếng hìnhthoi như cây chông, hai đầu nhọn, cỡ ngón tay. Các miếng bánh này đượcphơi khô, sau đó rang giòn. Bánh giòn, có màu hồng cam rất đẹp, mùi thơmngon, vị ngọt. Món bánh này đến nay tại Nam Định cũng không còn mấyphổ biến, chỉ còn vài gia đình làm để cung cấp theo đơn đặt hàng hoặcmang lên thành phố biếu cho người thân làm quà cho đỡ nhớ quê.Bánh ngảiĐây là một loại bánh của người Nùng. Người ta dùng lá ngải rửa sạch, đuntrong nước tro bếp cho nhừ, sau đó giã lá ngải chung với xôi. Vắt xôi thànhnhững chiếc bánh nhỏ tròn, dẹt, đường kính khoảng 5cm. Nhân bánh là mèđen rang thơm, giã nhỏ trộn mật mía. Người Nùng dùng một loại lá có tên làlá mác rạng để gói, bánh sẽ không bị khô.Bánh khổLà món bánh của người Mường dùng làm lễ vật cho ngày cưới. Bánh đượclàm đơn giản, từ nếp ngâm, nấu thành xôi, sau đó đem giã nhuyễn. Vắt trònbánh bằng quả hồng, xếp lên mặt lá chuối, hong gió qua một đêm cho khô.Khi ăn bánh khổ, đem chiên vàng, hoặc nướng, bánh sẽ phồng và dẻo thơmtrở lại.Bánh bảy lửaLà loại bánh đặc biệt có cách làm công phu, thường thấy vào dịp Tết ở cáctỉnh miền Trung như Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Bánh đượclàm qua nhiều công đoạn, từ rang nếp, rang mè, giã nếp thành bột rồi tiếp tụcrang, chế biến bảy lần qua lửa nên mới có tên là bánh Bảy lửa.Bánh được rang và sấy kỹ nhiều lần nên có thể để dành được đến ba, bốntháng. Khi ăn, bánh giòn tan. Bánh này được nhiều người dân ở các địaphương kể trên ưa thích. Tuy nhiên vì chế biến quá công phu, mất nhiều thờigian nên hầu như hiện nay không còn thấy loại bánh này trên thị trườngnữa.Bánh nghệBánh nghệ là loại bánh dùng làm món ăn chơi, ăn lỡ bữa của người miềnNam, đặc biệt là vùng Sài Gòn, Chợ Lớn. Bánh làm từ hai phần bột gạo nếpvà một phần bột gạo tẻ khuấy chín rồi se thành sợi.Bột bánh hấp chín, cho vào tô nhỏ, cho thêm giá, rau sống, mỡ hành, bì vàthịt nướng. Món bánh này ăn chung với nước mắm chua ngọt pha bằng nướcdừa tươi. Tuy nhiên bánh nghệ đến nay không còn thấy nữa.Mắm nhumNhum là loại hải sản sống ở những gành đá ven bờ biển từ Bình Định đếnQuảng Ngãi. Thịt nhum có thể vắt chanh vào ăn sống, hoặc kho, trộn trứngchưng cách thủỵ… Đặc biệt nhất là món mắm nhum sền sệt, có màu mầu đỏđục, thơm lựng, từng là đặc sản tiến vua xưa của người dân Quảng Ngãi.Để làm mắm, người ta cho thịt nhum vào chum sành, rắc một ít muối lêntrên, rồi đem phơi nắng từ 10 đến 15 ngày. Mắm nhum ăn với bún tươi rấtngon, nhưng ngon nhất là chấm thịt heo ba rọi kèm rau sống cuốn bánhtráng.Nhum là loại hải sản hiếm, vì vậy ngày naym khi đến các vùng biển NhaTrang, Phú Quốc, Bình Định… người ta có thể thưởng thức món nhum sốnghoặc nhum làm gỏi, còn mắm nhum thì hầu như không còn thấy.Đồn đột hầm gà ácĐồn đột tức hải sâm là một loại nguyên liệu quí. Ngày xưa dân đi biển bắtđược đồn đột chủ yếu chỉ để cống nạp cho vua quan, ngày nay người ta cóthể thưởng thức đồn đột biển ở các nhà hàng sang trọng, đây là món ăn đắttiền.Đồn đột có hình dạng giống như con giun lớn, chiều dài từ 20 đến 30cm,nhiều màu sắc, xẻ bụng đồn đột rửa sạch cát, luộc chín rồi chế biến ngayhoặc phơi khô để dành.Trong món Đồn đột hầm gà ác, người ta dùng cả con đồn đột, nhồi vào bụnggà ác, sau đó hầm nhừ. Món này đến nay ít được chế biến có lẽ vì lượngdinh dưỡng quá cao. Việc phối hợp cả hai loại nguyên liệu quí và bổ dưỡngvới nhau không phù hợp với kiến thức dinh dưỡng hiện đại.Các món ăn của Việt Nam đến nay đã hầu như thất truyền vẫn còn nhiều. Cónhiều món ăn dân dã, đơn sơ và tuyệt ngon, nhưng không còn được chế biếnnữa, thế nhưng chúng vẫn còn đâu đó trong ký ức nhiều người... ...

Tài liệu được xem nhiều: