Cách đây vài năm, nhân một buổi trà dư tửu hậu, một người bạn góp ý rằng bâygiờ xi-nê sao bắt đầu nhàm chán quá, họ cứ đem mấy phim xưa ra quay đi quaylại hoài. Một người bạn khác, chuyên viên về IT, cho biết ở thời đại kỹ thuậtdùng số, thế nào rồi cũng có ngày Hollywood sẽ phát minh ra thứ xi-nê có haiba lối kết cục khác nhau, lăng xê ra trình chiếu tại những rạp “chớp bóng” khácnhau, hay cho thuê trên hai loại dĩa DVD trình bày bìa khác nhau....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những mùa Xuân năm cũ_2008Những mùa Xuân năm cũ – 2008Nguyên NguyênMột đề tựa, hai bài viết hơi khác với nhauCách đây vài năm, nhân một buổi trà dư tửu hậu, một người bạn góp ý rằng bâygiờ xi-nê sao bắt đầu nhàm chán quá, họ cứ đem mấy phim xưa ra quay đi quaylại hoài. Một người bạn khác, chuyên viên về IT, cho biết ở thời đại kỹ thuậtdùng số, thế nào rồi cũng có ngày Hollywood sẽ phát minh ra thứ xi-nê có haiba lối kết cục khác nhau, lăng xê ra trình chiếu tại những rạp “chớp bóng” khácnhau, hay cho thuê trên hai loại dĩa DVD trình bày bìa khác nhau.Ý tưởng một thứ phim xi-nê có hai đoạn kết cục khác nhau cứ nằm đâu đótrong đầu tôi cho mãi đến tuần rồi, nhân dịp đi shopping, thấy một vài phim nổitiếng gần đây trình bán trong một tiệm lớn bán phim đĩa DVD. Để ý thấy cómột phim quảng cáo ở bìa sau: phim có thêm vài đoạn hay đã bị cắt xén, và đặcbiệt có đoạn kết cục khác với phim bản đã trình chiếu ở rạp hát trước đây. Hayquá! Như vậy là ý của ông bạn chuyên viên IT lại đi trước thời đại mất rồi.Vốn không phải một nhà văn hay một nhà báo chuyên nghiệp, nhưng cũng cóđến 5-6 năm nay, mỗi năm cứ vào cuối tháng 10 tôi nhận được chừng 3 lá thưgởi bằng bưu cục “cổ điển” có tem thư đàng hoàng, mời mọc viết bài đăng báoXuân. Vừa vui lại vừa lo. Vui là có vài tờ báo có lẽ đọc các bài viết cũ củamình không kỹ, nên có thể nghĩ có người chịu khó đọc các bài đó nên mới viếtthư mời mọc. Lo thì đủ thứ chuyện. Nếu cứ tiếp tục viết thế nào cũng có ngàybật mí, người đọc sẽ thấy bài quá dở. Năm sau sẽ không còn báo nào nhắc nhởnữa thì lại buồn. Còn một mối lo khác là lấy đề tài gì mà viết đây, nếu khôngphải lập lại những gì mọi người cũng đều biết qua báo chí, ti-vi, và internet.Một đề tài cũng đã khó rồi, còn sức đâu mà viết ra hai bài khác nhau cho hai tờbáo quen biết trong cùng một thành phố, hay một Bang hay một tỉnh.Chợt nhớ đến quảng cáo ở bìa sau của phim đĩa DVD rằng bản gốc phim nàycó sự chọn lựa cho hai kết cục hoàn toàn khác nhau, người viết chợt nảy ra mộtý kiến tương đối khá “đột phá”. Đó là, thử viết một bài dưới một đề tựa, nhưngtrong đó thử đan xen vào một vài đoạn khác với nhau để có thể gửi đăng cho 1mùa báo Xuân nhưng những tờ báo khác nhau trong cùng 1 thành phố. Tuy vậynhìn kỹ lối viết một đề tài ra thành nhiều bài khác nhau, từ lâu được thườngxuyên xử dụng trong giới hàn lâm khoa bảng. Các nhà nghiên cứu hoặc giáo sưđại học vẫn thường làm công chuyện này. Sửa đổi thân bài một chút, hay sửatựa bài, thường có thể gửi dự đăng ở một tờ báo hàn lâm chuyên nghiệp kháchay một hội nghị quốc tế về một chủ đề thích hợp. Sự thật trong lĩnh vực khoahọc “cứng”, rất dễ biến 1 đề tài thành hai ba bài khác nhau, bởi chỉ cần thêm 1số dữ kiện, hay thêm một dẫn chứng, hoặc thay đổi cách lý-luận là bài đã trởnên khác rồi. Trong giới xi-nê, tương đương với remake, tức phim cũ đượcquay lại. Thường thường, không thứ remake nào giống thứ ban đầu hết. Nhiềuphim remake lại do cùng một nhà đạo diễn làm lại chính phim mà ông đã làmnhiều năm trước. Như phim “Người biết quá nhiều” (The Man who knew toomuch) của Alfred Hitchcock. Phim này làm năm 1956 với James Stewart vàDoris Day lại là phim quay lại một phim cũ (năm 1934) cũng của Hitchcock.Chuyện viết bài thành nhiều dạng khác nhau, xin tạm gọi: lối viết bài dùng kỹthuật số, cũng giúp giải tỏa được một “vấn nạn” lâu năm của người viết. Đó làrất nhiều tờ báo trên thế giới, Tây cũng như Ta, ưa đưa ra một giới hạn cho bàidự đăng, bởi nếu không có giới hạn, sẽ có tác giả viết một hơi 20-30 trang chobáo, rồi chiếm trọn tờ báo, biến tờ báo thành nhà xuất bản cho người viết mộtquyển tiểu thuyết dài, hay một tập thơ sưu tập nhiều bài thơ lãng mạn ướt át.Nhưng thật ra cũng có nhiều người viết lâu ngày ít viết nên đến khi viết, họ cứbút mực tuôn trào, can ngăn không được. Và nếu viết bài theo kiểu kỹ thuậtdùng số, chắc sẽ giải quyết được hiện tượng khó khăn trên.Và bài này chính là bài viết đầu tiên được viết dưới dạng…kỹ thuật dùng số đó.Vào bàiNhư đã viết trong bài báo năm trước, những người ở thế hệ đi vào tuổi lãothường hay than phiền thời bây giờ sao khác với ngày xưa quá. Nhưng nếunhìn kỹ, ta sẽ thấy rõ rệt thời nào cũng vậy. Xã hội loài người vào tuổi họ mớilớn và còn thanh niên luôn luôn khác với xã hội chung quanh vào lúc họ bướcvào tuổi lão. Có lẽ lý do đơn giản nhất có thể giải thích được việc này là ở chỗnhân số trên quả đất lúc nào cũng gia tăng. Và cơ thể con người chậm lại,người cùng thời, kẻ còn ở lại, người thì đã ra đi. Người còn trẻ lúc nào cũng ởtrong tư thế chuẩn bị tích cực tham gia, và đóng góp cho xã hội, trong khingười lớn tuổi, thường đã trả xong nợ đời, cũng chuẩn bị, nhưng chuẩn bịbuông thả, chuẩn bị hưu trí nghỉ ngơi. Bởi xã hội lúc nào cũng có việc gia tăngdân số, cho nên tổ chức xã hội và lối sống, cũng phải trải qua chuyện đổi thay.Đáng để ý nhất, tầm thường nhất, nhưng ảnh hưởng đến nhiều người nhất,chính là những tập tục, thói quen trong nhịp s ...