Danh mục

Những nét đặc sắc trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 203.73 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Những nét đặc sắc trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư trình bày: Đọc hiểu thêm một cái tôi luôn băn khoăn, trăn trở, day dứt trước cuộc sống. Về phương thức biểu hiện, Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng một cách linh hoạt các thủ pháp đối lập, so sánh, liên tưởng cùng với sự kết hợp các loại hình âm nhạc, hội hoạ, điện ảnh, sân khấu... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nét đặc sắc trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ NGUYỄN THỊ QUỲNH NHƯ Trường THCS Hải Trường, Quảng Trị Tóm tắt: Song song với truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư còn thể hiện bút lực ở tản văn. Với thể loại này, Nguyễn Ngọc Tư cũng khẳng định được phong cách riêng. Tản văn là thể loại văn học độc lập, gồm những sáng tác văn xuôi ngắn gọn, hàm súc bàn về các vấn đề xã hội và nhân sinh. Ở đó, chính kiến cũng như tình cảm của người cầm bút được bày tỏ một cách trực tiếp. Với kiểu tự sự này, tác giả vừa phản ánh hiện thực đa chiều, vừa có thể bày tỏ những suy ngẫm chiêm nghiệm, những vấn đề triết lí về lẽ đời, lẽ người. Với tản văn Nguyễn Ngọc Tư, người đọc hiểu thêm một cái tôi luôn băn khoăn, trăn trở, day dứt trước cuộc sống. Về phương thức biểu hiện, Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng một cách linh hoạt các thủ pháp đối lập, so sánh, liên tưởng cùng với sự kết hợp các loại hình âm nhạc, hội hoạ, điện ảnh, sân khấu... để tăng hiệu quả trong việc chuyển tải cảm xúc nhà văn. Là nhà văn thuộc thế hệ 7x, Nguyễn Ngọc Tư nhận được nhiều giải thưởng khi tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ. Từ truyện ngắn đầu tay Ngọn đèn không tắt, đến Cánh đồng bất tận, và gần đây Gió lẻ, Nguyễn Ngọc Tư đã khẳng định phong cách riêng trong thành tựu đa dạng của văn xuôi đương đại. Song song với truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư còn thành công ở tản văn- một thể loại dễ viết nhưng khó khẳng định cá tính sáng tạo. Với tản văn, Nguyễn Ngọc Tư đã ghi được dấu ấn của mình khi liên tiếp cho ra đời những áng văn đặc sắc: Ngày mai của những ngày mai (2007), Sống chậm thời @ (in chung với Lê Thiếu Nhơn - 2008), Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư và Yêu người ngóng núi (2009). Tản văn là những sáng tác văn xuôi ngắn gọn, hàm súc bàn về các vấn đề xã hội và nhân sinh. Ở đó, chính kiến cũng như tình cảm của người cầm bút được bày tỏ một cách trực tiếp. Với kiểu tự sự này, tác giả vừa phản ánh hiện thực đa chiều, vừa có thể bày tỏ những suy ngẫm, chiêm nghiệm, những vấn đề triết lí về lẽ đời, lẽ người. Cũng với thể loại này “thông qua người và việc để bạn phô bày cảm hứng của bạn đối với trời, đất, vũ trụ, phô bày thể nghiệm của bạn đối với đời sống” [1, tr. 55]. Tản văn vừa tái hiện hiện thực vừa mang đậm dấu ấn chủ quan của chủ thể sáng tạo. Trong thành tựu lớn của tản văn đương đại, Nguyễn Ngọc Tư đã khẳng định được một phong cách riêng. 1. Tản văn Nguyễn Ngọc Tư gây ấn tượng trước hết ở hệ thống nhan đề. Nhan đề tác phẩm văn học thường là một tín hiệu thẩm mỹ. Chất trữ tình của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư bộc lộ rõ ở bình diện thi pháp này. Cùng với lời đề từ, nhan đề tản văn của nhà văn nữ này mang đầy tâm trạng, nỗi niềm, đầy sức gợi. Đó là sự nhớ thương: Quán nhớ, Đôi bờ thương nhớ, Nỗi nhớ con người, Nhớ bèo mây, Mua vài đồng nhớ, Nhớ ơi nguội bớt cho nhờ với, Ngồi buồn nhớ ngoại ta xưa, Nhớ nguồn ...; nỗi ngậm ngùi: Ngậm ngùi Hưng Mỹ, Chờ đợi những mùa tôm; đôi khi đó là một phút tần ngần đầy Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(14)/2010: tr. 42-46 NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ 43 trăn trở: Ngơ ngác mùa dưa, Gió mùa thao thức, Tần ngần giữa chợ, Còn gì khi vẫy chào nhau?!, Công viên, chiều nghi ngại, Lựa chọn... Tản văn Nguyễn Ngọc Tư thường buồn, nỗi buồn đó thấm đẫm trên mỗi trang viết và được thể hiện rõ qua nhan đề: Sỏi đá buồn tênh, Buồn buồn nói chuyện... buồn chơi, Ngồi buồn nhớ ngoại ta xưa, Giữa đời phiền muộn... Với hệ thống nhan đề - tâm trạng ấy, người đọc có thể hiểu thêm một cái tôi Nguyễn Ngọc Tư luôn băn khoăn, trăn trở, day dứt trước cuộc sống. Cũng từ hệ thống nhan đề đó, đậm nhạt hiện lên những trang đời sinh động trong những trang viết vốn có dung lượng không lớn như tản văn. Đọc tản văn Nguyễn Ngọc Tư, ta bắt gặp một vùng sông nước mênh mông, một vùng đất kỳ lạ, đẹp và nghèo “vì sông nước chằng chịt, vì rừng rậm hoang sơ cản đường người ta đi tới” [5, tr. 19]. Ở đó “tuyệt nhiên không có núi cao, hồ thẳm, không hoa thơm cỏ lạ” [3, tr. 52] mà là “những cánh đồng, dòng kinh, lục bình trôi, cây ô môi bông đỏ, tiếng bìm bịp hui hút trong những bụi dừa nước ven sông, dơi bay chập choạng trong vườn làm mấy trái ổi chín rơi xuống đất...” [4, tr. 31]. Đặc biệt, ở vùng sông nước ấy, “con đường nào cũng có sông hoặc con kinh rượt đuổi, trông theo mình.” [3, tr. 53]. Đến với tản văn Nguyễn Ngọc Tư là đến với những hương vị ngọt ngào, thân thuộc, rất dân dã, giản dị mang đặc trưng vùng miền. Từ “ăn cơm nguội với ghẹm muối”, “Món hàu tái chanh, cá thòi lòi kho dừa, vọp nướng” đến “cá lóc nướng rơm”, “ốc lác luộc với lá sả, lá ổi chấm cơm mẻ”, “hàu nướng, sò nướng chấm muối tiêu chanh” đều đi vào tản văn Nguyễn Ngọc Tư như là những món đặc sản của người đất Mũi. Ở tản văn, do đặc trưng thể loại, Nguyễn Ngọc Tư có thể kể chi tiết về những sinh hoạt văn hoá, về đời sống tâm linh cũng như sự gắn bó với xóm làng của những con người vùng sông nước Cà Mau. Đến với Đất Mũi mù xa ấy, ta gặp một chợ bên đường nơi “người mua không n ...

Tài liệu được xem nhiều: