Những nét độc đáo trong Thuốc của Lỗ Tấn
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 204.55 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tham khảo tài liệu những nét độc đáo trong thuốc" của lỗ tấn, tài liệu phổ thông phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nét độc đáo trong Thuốc" của Lỗ TấnNhững nét độc đáo trong Thuốc của Lỗ Tấn Trong di sản văn học của Lỗ Tấn, Thuốc là truyện ngắn đặc biệt và luôn giữ một vị tríquan trọng, độc đáo trong cách thức kết cấu, tổ chức không gian, bố trí nhân vật và tái hiện nhânvật. Với kết cấu bốn phần, mạch lạc tạo ra cảm giác kết cấu khai - thừa - luận - kết hay khai -thừa - chuyển - hợp tương tự như kết cấu của một bài thơ cổ điển, được đánh số thứ tự từ I đếnIV, câu chuyện mang tiêu đề vừa thực vừa biểu trưng –Thuốc - được chia thành hai không gianrất đặc trưng gắn với nhan đề tác phẩm: không gian quán trà nhà lão Hoa với ba phần và khônggian nghĩa địa với phần còn lại mà độ dài không kém ba phần kia là bao. Phần khai truyện, tương ứng với phần khai đề của một bài thơ cổ điển, được mở ra từkhông gian thứ nhất bằng một buổi sáng sớm, chưa sáng hẳn song cũng đã chuyển sang mộtngày mới với nội dung chính là mua thuốc. Đó là “một đêm thu gần về sáng, trăng lặn rồi,nhưng mặt trời chưa mọc”. Bóng tối bao trùm lên không gian ấy, trời không trăng cũng chẳng cósao nên “ngoài những giống đi ăn đêm, còn thì ngủ say cả”. Để xua đi cái bóng tối ấy, lão Hoa,chủ nhân của ngôi nhà vừa để ở vừa để bán hàng, đã “đánh diêm, thắp cái đèn nhầy nhụa nhữngdầu là dầu” để tạo ra một thứ ánh sáng “trắng xanh sáng khắp hai gian quán trà”. Ánh sáng ấykhông làm cho ngôi nhà ấm lên, hay sáng thêm mà chỉ làm cho nó chìm ngập sâu hơn vào bóngtối đang phủ dày xung quanh, khiến sự trầm lắng có chiều sâu và hoàn cảnh buồn bã thê thảmhơn. Ánh sáng ấy cũng mang tính chất khác thường. Đã thế sau khi thắp ngọn đèn lồng, lão Hoalại “tắt ngọn đèn con”, tắt luôn thứ “ánh sáng trắng xanh” đầy vẻ ma quái, hăm dọa ấy. Cảmgiác về bóng tối bao trùm lại hiện ra khi lão bước ra “ngoài đường, trời tối om và hết sứcvắng”. Trong bóng tối ấy, lão đi vừa với tràn trề hi vọng, vừa nơm nớp lo cho gói bạc cồm cộmtrong túi. Lão đi đến nơi sẽ có phương thuốc diệu kì chữa bệnh cho con lão, phương thuốc đượctruyền khẩu trong dân gian song không phải ai cũng biết, kể cả lão Hoa. Sự dịch chuyển thời gian được đánh dấu bằng: “Trời cũng sáng dần và đường cũng cànglâu càng rõ” và lão cũng đến được nơi lão cần đến: một ngã ba đường nơi có “một cửa hiệu cònđóng kín mít”. Tại đó, như một người lạc đường vào một xứ sở mới, lão “ngước đầu nhìn xungquanh” và “thấy bao nhiêu người kì dị hết sức, cứ hai ba người một, đi đi lại lại như những bóngma. Nhưng nhìn kĩ thì lại chẳng lấy gì làm quái lạ nữa”. Đúng là lão đang rơi vào trạng tháitrông gà hóa cuốc, thần hồn nát thần tính mà tất cả cũng chỉ vì phương thuốc mà nhà lão đang rấtcần để chữa bệnh cho con. Thứ ánh sáng ở đây tạo cho lão cái nhìn ảo giác, vừa thực vừa hư màcho dù không viết một lời bình nào nhưng tác giả cũng hé lộ cho ta thấy trạng thái tâm lí lưỡngphân của lão Hoa. Nếu có ai đó nhìn lão thì cũng nhìn bằng “ánh mắt cú vọ ngời lên, như ngườiđói lâu ngày thấy cơm” hoặc nhìn lão với đôi mắt “sắc như hai lưỡi dao chọc thẳng vào lão”.Những cặp mắt ấy cùng với những cái nhìn kia gia tăng sức nặng cho phương thuốc “đặc biệtlắm”, đó là “một chiếc bánh bao nhuốm máu” mà lão nhìn rõ là “đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọttừng giọt”. Tác giả kể một cách tuần tự, không vội vã, như thể đang theo nhịp của từng giọt máuđang nhỏ xuống. Màu đỏ của máu tương phản với sắc phục màu đen của người bán bánh tạo raấn tượng hãi hùng, vừa huyền bí vừa mang sắc thái mỉa mai và đây là hai màu sắc đặc trưng màlão Hoa nhận ra cũng như tác giả nhấn mạnh cho độc giả biết. Việc mua bán đã xong và lão đã có trong tay “cái gói bánh”, lão nâng niu nó như “nângniu đứa con của gia đình mười đời độc đinh”. Có “gói bánh ấy” lão hoàn thành trách nhiệm làmcha, và lại cũng báo hiếu được cho tổ tiên, cứu cho dòng dõi nhà mình không dứt dòng tuyệtgiống theo triết lí của đạo Khổng. Hình ảnh mặt trời lại xuất hiện: “Mặt trời đã mọc, chiếu sángcon đường lớn đi về nhà lão, và cũng chiếu sáng cái biển mục nát trên cái nhà bia ở ngã bađường sau lưng lão, có đề bốn chữ thếp vàng đã nhạt màu Cổ… Đình Khẩu”. Tác giả dườngnhư cố tình bỏ mất một chữ, song thực ra chỉ nhằm để chứng minh thêm rằng vầng dương đangchiếu sáng kia cũng chỉ là vầng dương yếu ớt, không đủ để soi rọi cả bốn chữ mà chỉ đủ chiếusáng có ba. Số lượng nhân vật trong truyện có thể nói là nhiều, song hiện hình rõ rệt chỉ có bốn. Trướchết là vợ chồng lão Hoa chủ quán hiện ra chỉ với những động tác mà không có nét ngoại hìnhnào. Hai vợ chồng rất kiệm lời, thể hiện sự nhất trí nhưng đầy băn khoăn nghi ngại mà cả vợ lẫnchồng đều không dám nói ra. Vì thế khi cầm gói bạc để đi mua thuốc, tay lão Hoa cứ “run run”,và cả khi đưa tiền để lấy chiếc bánh bao đẫm máu người tay lão cũng “run run”, khi gặp người lạthì lão “trố mắt lên”. Nhân vật Thuyên được giới thiệu bằng “một cơn ho” và lời dặn dò của lãoHoa mà không hiện ra cụ thể, song qua cách giới thiệu như vậy độc giả đã nắm bắt được lí do ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nét độc đáo trong Thuốc" của Lỗ TấnNhững nét độc đáo trong Thuốc của Lỗ Tấn Trong di sản văn học của Lỗ Tấn, Thuốc là truyện ngắn đặc biệt và luôn giữ một vị tríquan trọng, độc đáo trong cách thức kết cấu, tổ chức không gian, bố trí nhân vật và tái hiện nhânvật. Với kết cấu bốn phần, mạch lạc tạo ra cảm giác kết cấu khai - thừa - luận - kết hay khai -thừa - chuyển - hợp tương tự như kết cấu của một bài thơ cổ điển, được đánh số thứ tự từ I đếnIV, câu chuyện mang tiêu đề vừa thực vừa biểu trưng –Thuốc - được chia thành hai không gianrất đặc trưng gắn với nhan đề tác phẩm: không gian quán trà nhà lão Hoa với ba phần và khônggian nghĩa địa với phần còn lại mà độ dài không kém ba phần kia là bao. Phần khai truyện, tương ứng với phần khai đề của một bài thơ cổ điển, được mở ra từkhông gian thứ nhất bằng một buổi sáng sớm, chưa sáng hẳn song cũng đã chuyển sang mộtngày mới với nội dung chính là mua thuốc. Đó là “một đêm thu gần về sáng, trăng lặn rồi,nhưng mặt trời chưa mọc”. Bóng tối bao trùm lên không gian ấy, trời không trăng cũng chẳng cósao nên “ngoài những giống đi ăn đêm, còn thì ngủ say cả”. Để xua đi cái bóng tối ấy, lão Hoa,chủ nhân của ngôi nhà vừa để ở vừa để bán hàng, đã “đánh diêm, thắp cái đèn nhầy nhụa nhữngdầu là dầu” để tạo ra một thứ ánh sáng “trắng xanh sáng khắp hai gian quán trà”. Ánh sáng ấykhông làm cho ngôi nhà ấm lên, hay sáng thêm mà chỉ làm cho nó chìm ngập sâu hơn vào bóngtối đang phủ dày xung quanh, khiến sự trầm lắng có chiều sâu và hoàn cảnh buồn bã thê thảmhơn. Ánh sáng ấy cũng mang tính chất khác thường. Đã thế sau khi thắp ngọn đèn lồng, lão Hoalại “tắt ngọn đèn con”, tắt luôn thứ “ánh sáng trắng xanh” đầy vẻ ma quái, hăm dọa ấy. Cảmgiác về bóng tối bao trùm lại hiện ra khi lão bước ra “ngoài đường, trời tối om và hết sứcvắng”. Trong bóng tối ấy, lão đi vừa với tràn trề hi vọng, vừa nơm nớp lo cho gói bạc cồm cộmtrong túi. Lão đi đến nơi sẽ có phương thuốc diệu kì chữa bệnh cho con lão, phương thuốc đượctruyền khẩu trong dân gian song không phải ai cũng biết, kể cả lão Hoa. Sự dịch chuyển thời gian được đánh dấu bằng: “Trời cũng sáng dần và đường cũng cànglâu càng rõ” và lão cũng đến được nơi lão cần đến: một ngã ba đường nơi có “một cửa hiệu cònđóng kín mít”. Tại đó, như một người lạc đường vào một xứ sở mới, lão “ngước đầu nhìn xungquanh” và “thấy bao nhiêu người kì dị hết sức, cứ hai ba người một, đi đi lại lại như những bóngma. Nhưng nhìn kĩ thì lại chẳng lấy gì làm quái lạ nữa”. Đúng là lão đang rơi vào trạng tháitrông gà hóa cuốc, thần hồn nát thần tính mà tất cả cũng chỉ vì phương thuốc mà nhà lão đang rấtcần để chữa bệnh cho con. Thứ ánh sáng ở đây tạo cho lão cái nhìn ảo giác, vừa thực vừa hư màcho dù không viết một lời bình nào nhưng tác giả cũng hé lộ cho ta thấy trạng thái tâm lí lưỡngphân của lão Hoa. Nếu có ai đó nhìn lão thì cũng nhìn bằng “ánh mắt cú vọ ngời lên, như ngườiđói lâu ngày thấy cơm” hoặc nhìn lão với đôi mắt “sắc như hai lưỡi dao chọc thẳng vào lão”.Những cặp mắt ấy cùng với những cái nhìn kia gia tăng sức nặng cho phương thuốc “đặc biệtlắm”, đó là “một chiếc bánh bao nhuốm máu” mà lão nhìn rõ là “đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọttừng giọt”. Tác giả kể một cách tuần tự, không vội vã, như thể đang theo nhịp của từng giọt máuđang nhỏ xuống. Màu đỏ của máu tương phản với sắc phục màu đen của người bán bánh tạo raấn tượng hãi hùng, vừa huyền bí vừa mang sắc thái mỉa mai và đây là hai màu sắc đặc trưng màlão Hoa nhận ra cũng như tác giả nhấn mạnh cho độc giả biết. Việc mua bán đã xong và lão đã có trong tay “cái gói bánh”, lão nâng niu nó như “nângniu đứa con của gia đình mười đời độc đinh”. Có “gói bánh ấy” lão hoàn thành trách nhiệm làmcha, và lại cũng báo hiếu được cho tổ tiên, cứu cho dòng dõi nhà mình không dứt dòng tuyệtgiống theo triết lí của đạo Khổng. Hình ảnh mặt trời lại xuất hiện: “Mặt trời đã mọc, chiếu sángcon đường lớn đi về nhà lão, và cũng chiếu sáng cái biển mục nát trên cái nhà bia ở ngã bađường sau lưng lão, có đề bốn chữ thếp vàng đã nhạt màu Cổ… Đình Khẩu”. Tác giả dườngnhư cố tình bỏ mất một chữ, song thực ra chỉ nhằm để chứng minh thêm rằng vầng dương đangchiếu sáng kia cũng chỉ là vầng dương yếu ớt, không đủ để soi rọi cả bốn chữ mà chỉ đủ chiếusáng có ba. Số lượng nhân vật trong truyện có thể nói là nhiều, song hiện hình rõ rệt chỉ có bốn. Trướchết là vợ chồng lão Hoa chủ quán hiện ra chỉ với những động tác mà không có nét ngoại hìnhnào. Hai vợ chồng rất kiệm lời, thể hiện sự nhất trí nhưng đầy băn khoăn nghi ngại mà cả vợ lẫnchồng đều không dám nói ra. Vì thế khi cầm gói bạc để đi mua thuốc, tay lão Hoa cứ “run run”,và cả khi đưa tiền để lấy chiếc bánh bao đẫm máu người tay lão cũng “run run”, khi gặp người lạthì lão “trố mắt lên”. Nhân vật Thuyên được giới thiệu bằng “một cơn ho” và lời dặn dò của lãoHoa mà không hiện ra cụ thể, song qua cách giới thiệu như vậy độc giả đã nắm bắt được lí do ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 3381 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 784 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 741 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 705 0 0 -
6 trang 606 0 0
-
2 trang 455 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 383 0 0 -
4 trang 353 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 292 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 235 0 0