Danh mục

Những ngọn lửa

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 90.65 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năm tôi tám tuổi người dì duy nhất của tôi bị bệnh nặng qua đời. Hình ảnh cuối cùng mà tôi lưu giữ về dì là cảnh đứa con gái hơn một tuổi của dì được cho vào gặp mẹ lần cuối. Đứa bé trông thấy dì vừa bật ra những tiếng ê a đầy vui thích vừa vạch áo dì lên bú lấy bú để núm vú thâm đen. Mẹ tôi đã trụ được qua cái giây dì tắt thở, nhưng trước cảnh đó mẹ không chịu đựng nổi. Mẹ ngất lịm. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những ngọn lửa Những ngọn lửaNăm tôi tám tuổi người dì duy nhất của tôi bị bệnh nặng qua đời. Hình ảnh cuốicùng mà tôi lưu giữ về dì là cảnh đứa con gái hơn một tuổi của dì được cho vàogặp mẹ lần cuối.Đứa bé trông thấy dì vừa bật ra những tiếng ê a đầy vui thích vừa vạch áo dì lên búlấy bú để núm vú thâm đen. Mẹ tôi đã trụ được qua cái giây dì tắt thở, nhưng trướccảnh đó mẹ không chịu đựng nổi. Mẹ ngất lịm.Lúc đó tôi không khóc. Tôi quay mặt ra ngoài cửa sổ. Mắt tôi nhìn đăm đăm câybằng lăng đang trổ hoa, nhưng tâm trí tôi không thể nào dứt khỏi cảnh tượng đangdiễn ra trong căn phòng ngột ngạt. Tôi cảm thấy từ một góc bí mật nào đó rất sâutrong con người mình một ngọn lửa bắt đầu được nhóm lên. Mãi về sau tôi mớibiết gọi tên ngọn lửa đó là ước mơ.Một ngọn lửa ước mơ sinh ra từ đau thương.Những ngọn lửa ước mơ sinh ra từ đau thương thường rất mãnh liệt, không dễ gìdập tắt được. Điều ấy cũng mãi sau này tôi mới biết. ***Mười bảy tuổi tôi trốn nhà đi thi đại học. Tôi coi đó là một cái tội, bởi vì tôi biếtnếu tôi thi đỗ thì tôi sẽ chất lên vai cha mẹ thêm một gánh khổ.Khi ấy nhà chúng tôi đang đứng trên bờ vực của sự khánh kiệt. Trước khi tôi đi thi,mưa lớn đã hoành hành hơn hai ngày trời. Đầm cá cha tôi thầu của hợp tác xã, cái“hố nước đỏng đảnh” mà gia đình tôi đã đổ tất cả tiền vốn, công sức, niềm tin và hivọng vào có nguy cơ bị mất trắng.Về sau tôi nghe đứa em con dì kể lại rằng sau khi tôi đi mẹ tôi đã phải rất khônkhéo mới lừa được cha tôi vào căn buồng, bày rượu và mấy củ lạc rang ra, dỗ chatôi uống rồi thừa lúc cha không để ý khóa nghiến cửa lại. Cha tôi uống say, lăn rangủ suốt bảy tiếng. Khi cha tỉnh dậy, thấy trời vẫn mưa xối xả cha gần như hóađiên. Cha gào lên từ phía sau cánh cửa: “Mở cửa! Mở cửa cho tao đi cứu đầm cácủa tao! Mở cửa!”. Cha gào liên tục, gào át cả tiếng mưa giội trên mái tôn. Tronglúc cha gào thét, đầm cá tức nước vỡ bờ.Mẹ tôi đã biết chắc cơ sự ấy thế nào rồi cũng xảy ra. Mẹ ngồi ngoài hiên, chỗ mưahắt vào thảng hoặc. Đến lượt mẹ uống rượu. Mẹ uống rượu như uống phải mật cámè. Mặt mẹ rúm ró, nước mắt mẹ giàn giụa chảy thành hai hàng xuống đôi gò máđen sạm.Mưa tạnh được nửa ngày, ngó qua khe cửa thấy cha ngồi dựa người vào bao thócnhư người chết lả mẹ mới mở khóa cửa buồng. Tưởng cha không còn sức mà đứngdậy nữa, ai ngờ cánh cửa vừa bật mở, cha đã lao ra ngoài, nhanh hơn cả tốc độ củaluồng ánh sáng lọt vào buồng.Đi thi về đến nhà, nghe nói cha đang ở ngoài đầm cá tôi vội chạy ra đó. Tôi thấycha đang lặn ngụp trong làn nước đục ngầu. Tôi không biết cha mò gì, tìm gì giữabiển nước mênh mông ấy, hay cha dầm mình xuống đó cốt để dìm đi cái cảm giáctiếc của và nỗi phẫn uất trước sự tàn nhẫn của thiên tai.Đứng trên mỏm bờ đầm đã bị sóng nước gặm nham nhở, tôi vắt kiệt sự khôn ngoancủa một thằng con trai mười bảy tuổi để nói lý với cha. Tôi bảo cha rằng đằng nàothì đầm cũng vỡ bờ rồi, đằng nào thì cá cũng đi hết rồi, cha có lặn ngụp dưới đó cảngày cũng chẳng vớt vát được gì. Tôi còn dám nói với cha rằng rồi cha con tôi sẽđắp lại bờ đầm, sẽ lại nuôi mẻ cá mới, rằng ý chí của con người sẽ chiến thắng tấtcả mọi trở ngại.Lúc ấy nhìn cái đầu của cha nhấp nhô, nhấp nhô trong dòng nước vẫn đang nổisóng vì gió to tôi sợ mất cha quá chừng nên mới mạnh mồm nói ra được những lờinhư thế, chứ thực lòng tôi không biết chúng tôi lấy tiền vốn đâu ra mà làm lại từđầu. Tôi không biết tôi đã nói gấp gáp, thống thiết đến mức nào, nói trong bao lâucho đến khi từ trong họng tôi chỉ bật ra được hai tiếng “Cha ơi!”.Rồi hai tiếng ấy cũng tắc nghẹn.Cái đầu của cha mỗi lúc một cách xa mỏm bờ đầm nơi tôi đứng. Hoảng quá tôichạy về nhà tìm mẹ. Nghe tôi tả cảnh cha lặn ngụp ngoài đầm nuôi cá, mẹ tôi chạythốc ra ngõ. Chưa đầy mười phút sau mẹ tập hợp được hai người bác của tôi cùngnhững đứa con trai của họ. Tôi và đám đàn ông ấy lội xuống đầm, vây lấy cha nhưvây một con vịt không chịu vào đàn, lôi cha lên bờ, dìu cha về nhà.Mẹ không phải lừa để nhốt cha trong buồng tối nữa. Cha bị viêm phổi cấp phảinằm viện. Cơ thể cha phản ứng với một số thuốc kháng sinh khiến quá trình điềutrị càng trở nên khó khăn và tốn kém. Mẹ tôi van lạy hết người này đến ngườikhác. Van lạy các bác sĩ cứu sống cha. Van lạy những người họ hàng để vay tiền.Van lạy tôi đừng có đứng trơ ra nhìn mẹ trong những lúc quẫn bách. Quả thật trongnhững lúc quẫn bách muốn sai bảo gì tôi mẹ cứ luôn miệng nói: “Mẹ lạy mày, mauchân lên cho mẹ nhờ...”.Trong những ngày quẫn bách ấy, vào một buổi chiều, tôi cùng lúc nhận được giấyđòi nợ ngân hàng và giấy báo điểm thi đại học. Tôi tức tốc đạp xe đến bệnh viện.Trên đường đi tôi tính nói với cha mẹ đủ điều, thế nhưng khi tôi bước chân vào cửaphòng bệnh nơi cha tôi nằm, những lời lẽ tôi chuẩn bị sẵn trong đầu dường như bịmột cục tẩy vô hình xóa sạch trong tích tắc. Tôi đứng trơ ra.Cha tôi ra viện, chưa hoàn toàn bình phục đã ...

Tài liệu được xem nhiều: