Dạo ấy, phong trào Ái hữu đương bồng bột và tôi đã tham gia phong trào ở làng tôi. Nhưng cuộc vận động Ái hữu thợ dệt ở Vạn Phúc nổi nhất trong tỉnh Hà Đông. Làng Vạn Phúc có cả chủ và thợ vào hội Ái hữu. Chủ và thợ các xóm La, xóm Mỗ đều bảo nhau đóng tiền, đến trụ sở đọc sách báo Mặt trận Dân chủ. Có những ngày chợ Đơ người các nơi về, tận Bùng và Trinh Tiết gần chùa Hương cũng ra. Người ta hỏi về thể lệ lập Ái hữu trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những Người Thợ CửiNhững Nhười Thợ Cửi Tô Hoài Những Nhười Thợ Cửi Tác giả: Tô Hoài Thể loại: Truyện Ngắn Website: http://motsach.info Date: 27-October-2012Dạo ấy, phong trào Ái hữu đương bồng bột và tôi đã tham gia phong trào ở làng tôi. Nhưngcuộc vận động Ái hữu thợ dệt ở Vạn Phúc nổi nhất trong tỉnh Hà Đông. Làng Vạn Phúc có cảchủ và thợ vào hội Ái hữu. Chủ và thợ các xóm La, xóm Mỗ đều bảo nhau đóng tiền, đến trụ sởđọc sách báo Mặt trận Dân chủ. Có những ngày chợ Đơ người các nơi về, tận Bùng và TrinhTiết gần chùa Hương cũng ra. Người ta hỏi về thể lệ lập Ái hữu trong các làng tơ cửi. Điều nàychúng tôi đã không làm nổi khi trụ sở Ái hữu thợ dệt Hà Đông còn đặt ở đầu chợ Bưởi ngoàivùng tôi.Đất Vạn Phúc đã từng sôi sục phong trào đưa yêu sách của chủ và thợ nghề tơ lụa tỉnh Hà Đôngcho thanh tra lao động Gô-đa, ở bên Pháp sang. Rầm rộ nhất là cuộc đi đón Ônen, đại biểuĐảng Cộng sản Pháp. Hầu như cả làng kéo đi.Rồi mấy trăm thanh niên Vạn Phúc trói tay mình ra thị xã chống thuế, đứng trước cửa toà sứ...Tiếng đồn những chuyện như thế ở Vạn Phúc, chúng tôi cứ kể truyền đi. Thế mà làng Tây Mỗcòn rầm rầm phong trào hơn nữa..Người giỏi như anh Khánh, anh Hiền - anh Hiền mà nói về chủ nghĩa cộng sản và Liên bang Xô-viết thì đêm này qua đêm khác ai cũng còn muốn nghe.Các làng La, làng Mỗ và Vạn Phúc đã đứng lên chống thuế.Ở ngoài Bưởi, chúng tôi cũng chống thuế, chống phù thu lạm bổ bắt chước Vạn Phúc. Nhưngkhông sôi nổi hút vào như vùng trong.Cái trụ sở lâm thời của hội Ái hữu thợ dệt Hà Đông đã chuyển từ dốc chợ Bưởi vào chợ Mỗ. Tôivà Điều cũng theo vào Cái xe tay bánh sắt lộc cộc chở chiếc bảng gỗ kẻ biển, tôi ngồi ôm cáithành nó.Nghề cửi dệt thoi tay hồi ấy đã đổi sang dệt máy “dắc-ca”, đương sầm uất. Làng nào cũng đôngvui thợ thuyền.Nhưng ở đâu cũng thế, người thợ dệt vẫn chỉ cái quần mài mòn đít trên đòn ngồi. Phong trào Áihữu lên, chúng tôi hô hào học chữ, có học chữ mới tiến tới được nghiệp đoàn, mới đấu tranh lênthế giới đại đồng” được. Anh nào cũng ham học chữ. Tôi được thêm chân dạy học. Như ông đồngồi bảo trẻ con trong xóm. Nhờ vào tiền đóng học, tôi có lương ăn. Tôi đã đi và ở vài nơi khác,nhưng đi đâu rồi cũng lại quay về ở Vạn Phúc. Vạn Phúc lúc nào cũng sôi nổi, cho mình thấyTrang 1/16 http://motsach.infoNhững Nhười Thợ Cửi Tô Hoàihăng hái.Năm đó, tôi mười bảy tuổi. Từ khi đến Vạn Phúc cũng là thực sự những ngày lang bạt và cảmthấy xa xa cái gia đình u ám của tôi.Tôi trọ một nhà đầu cầu Am. Nhưng không thật còn nhớ quang cảnh chỗ cầu Am rẽ xuống làngVạn Phúc ngày ấy như thế nào.Trong tưởng tượng, mờ mờ có một cây đa sần sùi. Những lết trâu cọ mình làm cho gốc cây mònvẹt như bị ai buộc cho thót lưng lại. Rồi tiếng những bụi tre phờ phạc nghiến ken két dai dẳngsuốt mùa đông, làm cho buổi chiều, xám ngắt trông ra các cánh đồng làng La, làng Mỗ càngbuồn bã hơn.Một câu hát ru con trong vách nhà ai vừa cất lên, như lời đồng dao, cứ ngẩn ngơ và mênh mangý nghĩa gì không biết.Con cò mày đậu cành treThằng tây bắn súng cò què một chân...Những đêm đi vận động lập Ái hữu, từ vùng Vân Đình trong Bùng ra cầu Am, trời rét buốt đếnnỗi những mảnh sao sáng trên trời cũng long lanh nhọn hoắt, như cứng hẳn lại.Để tránh giá và cho người ấm lên đỡ rét, chúng tôi hò nhau đẩy hộ những cái xe bò ngấtngưởng chở nón Chuông, chở nồi niêu Canh Hoạch, như cả cái nhà đi nghênh ngang giữađường.Ra tới cầu Am vừa nghe gà gáy. Tiếng gà gáy bạt đi giữa tiếng gió hú, như những chấm đènđóm vừa nhấp nháy lên.Hàng tráng bánh cuốn le lói lửa bếp trong vách. Lão hàng bánh này dậy sớm nhất các nhà. Lãothật khác thường. Lão mặc yếm, búi tóc, chít khăn vuông. Người ta gọi lão là cô.Những người đàn ông mình cao số nặng này không lấy vợ đi hầu cửa đền cửa phủ, làm đồngcô, thường như thế.Việc đồng bóng là việc của lão, chúng tôi không để ý.Chúng tôi chui vào vách ngồi sưởi đợi bánh và trêu lão, đánh cuộc xem lão là đàn ông hay đànbà, đòi lão cho bóp xem có phải là cô thật không. Lão ta làm điệu ngoảy đi, rồi vừa múc bộtlên cái vải lọc đặt trên miệng chậu, vừa giả bộ dửng dưng và ư ử đọc những câu không đầukhông đuôi, như cách nói thơ tiên(1) của những người đồng cô bóng cậu.Tôi cũng còn nhớ trên cầu Am có mấy ngôi hàng nước một lò may, hàng cắt tóc và những túplều nối vách đứng dựa vào nhau của những người đi làm thuê ngoài thị xã Hà Đông suốt ngàycài cửa im ỉm, cứ xẩm tối mới thấy dò về lập loè đèn lửa.Bác chủ nhà tôi trọ làm cu-ly san(2) nhà thương tỉnh.Bác gái ở nhà thổi cơm và có khi có người gọi đi làm mướn những việc tạp trong làng.Những ...