Nhiều bậc cha mẹ không biết rằng thuốc là con dao hai lưỡi. Nếu biết uống đúng cách, đúng chỉ định, đúng liều lượng thì có hiệu quả ngược lại Hiện nay, vitamin và khoáng chất có từ chai nước uống đến cả trong bánh, kẹo,…và được mua bán dễ dàng tại các nhà thuốc càng làm tăng thêm việc tùy ý bổ sung cho trẻ khi thấy trẻ lười ăn, chậm tăng cân… Nhiều bậc cha mẹ không biết rằng thuốc là con dao hai lưỡi. Nếu biết uống đúng cách, đúng chỉ định, đúng liều lượng thì có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nguy hại khi tự ý bổ sung vitamin cho trẻ
Những nguy hại khi tự ý
bổ sung vitamin cho trẻ
Nhiều bậc cha mẹ không biết rằng thuốc là con dao hai
lưỡi. Nếu biết uống đúng cách, đúng chỉ định, đúng liều
lượng thì có hiệu quả ngược lại
Hiện nay, vitamin và khoáng chất có từ chai nước uống đến
cả trong bánh, kẹo,…và được mua bán dễ dàng tại các nhà
thuốc càng làm tăng thêm việc tùy ý bổ sung cho trẻ khi thấy
trẻ lười ăn, chậm tăng cân…
Nhiều bậc cha mẹ không biết rằng thuốc là con dao hai lưỡi.
Nếu biết uống đúng cách, đúng chỉ định, đúng liều lượng thì
có hiệu quả ngược lại nếu tùy ý sử dụng không đúng
cách hay sử dụng không đúng liều, không đúng chỉ định sẽ
dẫn đến những nguy hại cho trẻ.
Theo các chuyên gia, không phải dùng càng nhiều vitamin
càng tốt cho sức khoẻ. Vậy trẻ có biểu hiện như thế nào khi
bổ sung vitamin quá liều?
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Các vitamin thường được dùng là vitamin A, D, E, K (tan
trong dầu) và vitamin C, các vitamin nhóm B…Nếu những
loại vitamin này dùng thường xuyên và quá nhiều sẽ dẫn đến
những nguy hại cho trẻ như:
- Vitamin A: gây vàng da, mờ mắt, nôn ói, triệu chứng nặng
hơn là chậm phát triển, rụng tóc, ảnh hưởng đến gan, lách và
tử vong. Khi dùng quá liều trong thời gian dài sẽ gây nên ngộ
độc mạn tính.
- Vitamin D: buồn nôn, ói, bồn chồn, ngứa, suy thận.
- Vitamin C: Đây là loại vitamin thường bị lạm dụng nhiều
nhất. Nhiều người uống vitamin C vào bất cứ lúc nào trong
ngày, thích là uống. Uống quá liều vitamin C sẽ gây ỉa chảy,
nổi mụn và nguy cơ bị sỏi thận rất lớn. Đồng thời, nếu uống
nhiều vitamin C sẽ phá hoại vitamin B12 trong cơ thể.
- Vitamin E: nôn ói, tiêu chảy, đau đầu, mệt mỏi, mờ mắt,
chảy máu, đặt biệt là chảy máu não. Đây là loại vitamin mà
phụ nữ rất ưa dùng vì nó có tác dụng làm đẹp da. Vì thế,
nhiều người lạm dụng vitamin E dẫn tới ngộ độc.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
- Sắt: táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, ợ nóng, đau dạ dày, tiêu
chảy ra máu, mạch yếu, co giật.
- Kẽm: buồn nôn, nôn mửa, đau đầu mệt mỏi, chán ăn, tiêu
chảy, sửdụng lâu dài có thể dẫn đến hệ thống miễn dịch suy
yếu.
Bất cứ loại thuốc nào nếu quá lạm dụng sẽ ảnh hưởng không
tốt đến sức khoẻ. Tốt nhất, hãy uống đúng liều lượng quy
định và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để có hiệu
quả tốt nhất.
Thời gian tốt nhất để uống vitamin: Khi hấp thu vào cơ thể,
có 4 loại vitamin phải tan trong mỡ mới hấp thu được, đó là
vitamin A, K, D, E. Còn lại là các vitamin tan trong nước. Vì
thế, người ta khuyên nên uống các loại vitamin sau bữa ăn.
Lưu ý khi dùng vitamin: Vitamin tự nhiên có rất nhiều trong
các loại rau quả, thực phẩm. Do vậy cần duy trì chế độ dinh
dưỡng hợp lý để đảm bảo cung cấp đủ vitamin cho cơ thể. Để
tránh hậu quả khôn lường do lạm dụng vitamin, cần thực hiện
nguyên tắc chỉ bổ sung vitamin khi thực sự cần thiết, không
được coi vitamin như là “thuốc bổ” phải dùng liên tục.
Cần đi khám bác sĩ khi có vấn đề về sức khỏe để được có các
tư vấn, chỉ dẫn cần thiết. Việc xác định đúng loại vitamin mà
cơ thể thiếu để bổ sung thay vì ăn uống tràn lan nhiều loại
vitamin là rất quan trọng.