Phỏng vấn là thể loại báo chí trong đó phóng viên đặt câu hỏi cho một nhân vật về một chủ đề cụ thể, vào một thời điểm, nhằm có được thông tin, những lời giảithích hay các ý kiến hay và rõ ràng để có thể đăng tải được. Điều này thì ai cũng biết, nhưng vì chính vì lối suy nghĩ "biết rồi, khổ lắm..." đó mà nhiều phóng viên cũng chẳng biết những gì mình đang làm có đúng hay không. Diễn đàn Báo chí Việt Nam xin giới thiệu những vấn đề cơ bản của phỏng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nguyên tắc cơ bản của phỏng vấn Những nguyên tắc cơ bản của phỏng vấnPhỏng vấn là thể loại báo chí trong đó phóng viên đặt câu hỏi cho một nhân vật vềmột chủ đề cụ thể, vào một thời điểm, nhằm có được thông tin, những lời giảithích hay các ý kiến hay và rõ ràng để có thể đăng tải được. Điều này thì ai cũngbiết, nhưng vì chính vì lối suy nghĩ biết rồi, khổ lắm... đó mà nhiều phóng viêncũng chẳng biết những gì mình đang làm có đúng hay không.Diễn đàn Báo chí Việt Nam xin giới thiệu những vấn đề cơ bản của phỏng vấn, dogiảng viên Fabienne Gérault của Đại học Báo chí Lille, Pháp, tổng kết:Các thể loại phỏng vấn- Phân tích: một chuyên gia giải thích một sự việc, giúp cho độc giả hiểu được sựviệc đó.- Nhân chứng: một người chứng kiến hoặc tham gia một sự kiện thuật lại sự kiện.- Thông tin: một người công tác trong một lĩnh vực tiết lộ các dự án, quyết sáchtrong lĩnh vực của mình.- Ý kiến: người được hỏi đưa ra ý kiến của bản thân, bình luận một sự kiện thời sự.- Phản ứng hay phỏng vấn nhanh: phản ứng ngắn và tức thì của một người trướcmột sự kiện. Nếu phỏng vấn nhiều người thì được gọi là micrô vỉa hè.- Chân dung: người được phỏng vấn biểu lộ bản thân.Chuẩn bị- Chọn đúng người để phỏng vấn và chọn đúng chủ đề.- Liên hệ với người được phỏng vấn, trình bày với người đó chủ đề sẽ phỏng vấnđể người đó chuẩn bị.- Tìm hiểu về người mà mình phỏng vấn: thu thập tài liệu, tìm gặp các nhân vậtliên quan.- Đào sâu chủ đề: biết rõ những sự việc quan trọng, số liệu, các vấn đề đặt ra, từ đóxác định góc độ bài viết viết sẽ đề cập.- Làm danh sách các câu hỏi, sắp xếp chúng theo thứ tự.Làm chủ cuộc phỏng vấn- Tập trung vào chủ đề, nhưng cũng đồng thời cởi mở và quan tâm, hứng thú vớicuộc trò chuyện.- Tự giới thiệu, nhắc lại mục đích phỏng vấn, giải thích điều mình trông đợi.- Ngồi ở tư thế thoải mái đẻ ghi chép được dễ dàng.- Tránh dùng máy ghi âm, trừ trường hợp cần thiết.- Ghi chép.- Nên chụp ảnh sau khi đã phỏng vấn.Dẫn dắt câu chuyện như thế nào?- Câu hỏi đầu tiên mang tính chung chung.- Không bắt đầu bằng câu hỏi quan trọng nhất hay khó nhất, tạo niềm tin ở ngườiđối thoại.- Đẩy cuộc phỏng vấn đến chi tiết cụ thể nhất có thể được.- Đặt câu hỏi mở.- Quay trở lại chủ đề, nếu người được phỏng vấn đi quá xa hoặc quá ba hoa.- Đặt lại một câu hỏi khác, nếu người được phỏng vấn trả lời quá chung chung.- Đặt câu hỏi mở, nếu người được phỏng vấn kiệm lời, sau đó quay lại chủ đề.- Đừng ngại ngắt lời người được phỏng vấn, hay yêu cầu người đó nói lại cho rõ.- Biết cách ra khỏi câu hỏi ban đầu, nếu có một phát biểu ra khỏi chủ đề nhưng thúvị, có thể phục vụ cho phỏng vấn.- Ghi chép chính xác các công thức, giai thoại.- Không tranh luận, không đưa ra ý kiến của riêng mình.- Trước khi chia tay, chắc chắn có thể liên lạc lại được với người được phỏng vấn.Bốn dạng phỏng vấn- Phỏng vấn dạng hỏi-đáp: là hình thức phổ biến nhất, dễ đọc.- Phỏng vấn được trích dẫn: bài báo được viết dưới dạng bài tổng hợp hoặc tườngthuật, trong đó nội dung chủ yếu dành cho những trích dẫn. Điều quan trọng là biếtmiêu tả nhân vật hoặc bối cảnh một cách sinh động. Cũng có thể đưa vào nhữngchi tiết thuộc về bối cảnh hay những lời giải thích.- Phỏng vấn dạng trò chuyện: phóng viên và người được phỏng vấn cùng có mặt.Bối cảnh, không khí cuộc trò chuyện đóng vai trò quan trọng. Bài báo gồm có đốithoại như trong tiểu thuyết. Hình thức mang tính văn học, thích hợp với các tạp chíhoặc chuyên mục văn hóa.- Phỏng vấn độc thoại: chỉ có một hoặc hoàn toàn không có câu hỏi, và một tríchdẫn dài lời người được phỏng vấn. Dạng này ít được dùng và không hay. Được coinhư một lời tuyên bố. Nhất thiết phải chia phỏng vấn thành nhiều đoạn bằng các títxen, chú ý chuyển đoạn.Một vài lời khuyên trong việc biên tập phỏng vấn dạng hỏi-đáp- Chọn câu hỏi: bằng cách đọc đi đọc lại toàn bộ nội dung ghi chép. Cần loại bỏnhững chi tiết phụ. Đánh dấu những câu hỏi hay nhất, những nội dung thu hút sựchú ý.- Thông điệp cốt lõi và dàn ý: xác định góc độ, ý chính của người mình phỏng vấn,ý chính này sẽ nằm trong tít, sau đó xây dựng bố cục, tức thứ tự câu hỏi và câu trảlời. Không nhất thiết phải theo đúng trình tự cuộc phỏng vấn. Cần xây dựng lạicuộc phỏng vấn, sao cho bài viết được chặt chẽ và lôgic hơn.- Chuyển từ ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ viết: đây là công việc chính khi biên tập.Phải bỏ đi những câu nói sai, những chỗ ngập ngừng, đồng thời giữ lại cách diễnđạt và câu chữ của người được phỏng vấn. Vì vậy đôi khi phải viết lại câu hỏi vàcâu trả lời, sao cho chúng đơn giản, ngắn gọn hơn.- Sử dụng chữ đậm, chữ nghiêng,v.v... để phân biệt rõ câu hỏi và câu trả lời.- Mở đầu và kết thúc: câu hỏi đầu tiên chính là mở đầu. Vì vậy phải đi thẳng vàovấn đề. Với câu trả lời cuối cùng-kết thúc, phải trở lại thông điệp chính hoặc mở ragóc độ xử lý.- Độ dài: tùy thuộc. Hình thức ba câu hỏi cho... là thích hợp, nhất ...